nhân lực
Tăng trưởng dân số có tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng NNL. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, cứ tăng dân số 1% thì yêu cầu tăng GDP phải ít nhất là 3% thì mới đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bình thường, tức là theo đó có đủ sản phẩm và dịch vụ ở mức cần thiết để đảm bảo duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm và mức sống như hiện tại.
Theo số liệu tổng cục Thống Kê, Bộ Kế hoạch - đầu tư, trong năm 2013 lực lượng lao động của cả nước bao gồm 52,74 triệu người có việc làm và 1,12 triệu người thất nghiệp. Tỷ số việc làm trên daâ số là 76,3%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn.
26
Bảng 1.10 So sánh một số chỉ tiêu của năm 2013 và năm 2005
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2013 2013/ 2005So sánh
1 Lực lượng lao động Nghìn người 44.385 53.860 +9.475 2 Lao động ở thành thị (tỷ trọng) Nghìn người (%) 11.052 24,9 16.281 30,23 (+5,33) +5.229 3 Lao động nông thôn
(tỷ trọng) Nghìn người (%) 33.333 75,1 37.574 69,77 4.241 (-5,33) 4 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 5,32 3,3 - 2,02
5 Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động nông thôn
(%) 80,37 84,37 +6
Nguồn: Theo số liệu tổng cục Thống Kê, Bộ Kế hoạch - đầu tư, năm 2013.
Năm 2013 dân số nước ta đạt mức 88,780 triệu người trong đó dân số trong độ tuổi lao động đạt 53,86 triệu người (chiếm 60,67%). Số người thiếu việc làm so với thời điểm tháng 10/2012 giảm 47,9 nghìn người và đến thời điểm tháng 10/2013, cả nước có 1321 nghìn người thiếu việc làm. Có tới 84,9% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn. Mức độ gia tăng tương đối cao của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao như hiện nay đang đặt ra những vấn đề lớn cần giải quyết trong khi đó chất lượng lao động thấp thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng lực lượng lao động thấp và cơ cấu lực lượng lao động bất hợp lý.
Bảng 1.11 Mức gia tăng dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đến năm 2020
Đơn vị tính: nghìn người
Số người vào tuổi lao động
Số người ra khỏi tuổi lao động
Tổng số người trong tuổi lao động tăng thêm
1995 1.632,5 384,2 1.248,3
2000 1.747,7 356,9 1.390,8
2005 1.812,4 369,9 1.442,5
2010 1.879,9 491,6 1.388,3
2020 1.862,9 892,0 970,9
27
Trong khi đó, thị trường lao động chưa phát triển, chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề còn thấp dẫn đến một loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan đến giải quyết việc làm, đến việc phát triển chất lượng của lực lượng lao động.
Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định. Theo ông Nguyễn Sinh Hùng khi làm việc với UBDSGĐTE đã nói: “Năm 2006, VN chọn chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng là 8%, chứ không phải là 10 hay 12% chính là để giải quyết vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề DSGĐTE. Từ nay đến năm 2020, VN phải đạt tốc độ tăng dân số ở mức từ 1%-1,14%. Ngoài tốc độ tăng trưởng còn cần đặc biệt chú trọng tới vấn đề chất lượng dân số, vì chất lượng dân số chính là chất lượng nguồn nhân lực”. Không phải ngẫu nhiên trong số 1/3 quốc gia có GDP bình quân đầu người trên 20.000 USD/năm hầu như dân số đều nằm ở dưới ngưỡng 60 triệu người (thời điểm năm 2000). Còn ở Việt Nam, lúc đó GDP đầu người chỉ là 402USD/năm, vào hàng thấp nhất nhưng số dân lại gấp nhiều lần các quốc gia phát triển. Hiện nay, với 90 triệu người, Việt Nam trở thành nước đông dân thứ 14 trên thế giới và xếp thứ 3 khu vực, sau Inđônêxia và Philippin, mật độ dân số cao gấp hai lần nước đông dân Trung Quốc. Nghị quyết ĐH Đảng X chỉ ra: "Tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng dân số”.