Chỉ số phát triển nhân lực HDI (Human Development Index)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 25)

Nếu quan niệm NNL là tổng thể năng lực lao động trong nền kinh tế của một quốc gia, tức là lực lượng lao động của đất nước đó, thì khi xét chất lượng NNL, tức là bộ phận trực tiếp hoạt động và sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội không thể

14

tách rời những điều kiện phát triển con người trong quốc gia đó. Trên ý nghĩa đó, thì chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện gián tiếp thông qua chỉ số phát triển con người (HDI- Human Development Index). Theo Liên hiệp Quốc, sự phát triển nhân lực của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau có thể so sánh với nhau bằng một thước đo chung, đó là chỉ số phát triển con người hay chỉ số phát triển nhân lực. HDI là một chỉ tiêu tổng hợp gồm 3 tiêu chí cụ thể:

1) Mức độ phát triển kinh tế: Được xác định bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hằng năm;

2) Chỉ tiêu về phát triển giáo dục (chỉ tiêu học vấn): Được xác định bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục;

3) Chỉ tiêu y tế: Tính bằng tuổi thọ bình quân của người dân.

Theo quy ước quốc tế, chỉ số HDI mang giá trị từ 0 đến 1 gồm: chỉ số trình độ học vấn, chỉ số thu nhập, chỉ số tuổi thọ. Có nơi, còn sử dụng thêm 2 tiêu chí: môi trường tự nhiên và hệ thống an sinh xã hội. Chỉ số học vấn có giá trị bằng 1, khi 100% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết; bằng 0, khi 0% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ có giá trị bằng 1, khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0, khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi. Chỉ số thu nhập bằng 1, khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 USD (theo sức mua tương đương); bằng 0, khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt 160 USD/năm.

Giá trị HDI của các nước và lãnh thổ trên thế giới nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Nước nào có giá trị HDI càng gần đến 1 thì mức độ phát triển nguồn nhân lực rất cao, nếu nước nào có giá trị HDI dưới 0,4 thì mức độ phát triển nguồn nhân lực của nước đó được coi là thấp. Theo số liệu của UNDP, chỉ số phát triển con người (HDI: tuổi thọ, trình độ học vấn, mức sống) của Việt Nam có xu hướng gia tăng, từ xếp thứ 116/174 nước (năm 1993) lên thứ 109/174 nước (năm 2000), nhưng năm 2003 lại tụt xuống thứ 112/174 nước. Năm 2005 tăng 4 bậc (đạt 0,704 điểm), lên mức 108/177 nước. Đóng góp vào chỉ số chung này thì chỉ số phát triển kinh tế (K) đạt 0,54; chỉ số tuổi thọ (T) đạt 0,76; chỉ số phát triển giáo dục (G) đạt 0,82. Chỉ số phát triển giáo dục đã có đóng góp nhiều nhất vào HDI, vì vậy nâng giá trị và thứ hạng HDI của nước ta lên (nước ta có thành tựu số người lớn biết chữ là 90,3%, số đi học trong độ tuổi 6-24 là 64%). Do vậy: G = (0,93x 2+0,64)/3 = 0,82.

15

Bảng 1.5 HDI của Việt Nam

Năm Chỉ số HDI Thứ bậc so với các nước tham gia xếp hạng giáo dục Chỉ số

1990 0,608 74/130 1995 0,539 120/174 0,78 2000 0,671 108/174 0,83 2004 0,691 112/177 nước 0,82 2005 0,704 108/177 nước 0,82 2012 0,848 127/187 nước 0,815

Nguồn: Nguồn số liệu UNDP và Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện đại hội X

của Đảng; Nxb CTQG, Hà Nội 2006, trang 17.

Nước ta là một trong mười nước có chỉ số xếp hạng về HDI cao hơn xếp hạng GDP/ người trên 20 bậc, điều này chứng tỏ nước ta đã cố gắng tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, quan tâm đến các yếu tố sức khỏe, y tế, giáo dục…(tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 72,8, 90% dân số được tiếp cận các dịch vụ xã hội). Một trong những yếu tố làm cho HDI của Việt Nam còn ở mức thấp là do chỉ số GDP bình quân đầu người còn quá thấp. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế để sớm đưa VN ra khỏi vị trí nước kém phát triển là mục tiêu hàng đầu. Như vậy trên thực tế, tồn tại những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế- xã hội ở mức cao, nhưng chỉ số này không được cao, trong khi đó nước có trình độ phát triển thấp, nhưng chỉ số HDI lại ở mức tương đối như Việt Nam. Do đó, chỉ số HDI tuy không phản ánh trực tiếp chất lượng nguồn nhân lực, song nã cho biết khá rõ môi trường xã hội ở đó nuôi dưỡng và phát triển NNL chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)