Nhóm giải pháp đối với nhà quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 92)

2020

3.2.2 Nhóm giải pháp đối với nhà quản lý

3.2.2.1 Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

a. Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực của tỉnh

Trong quý I năm 2013 hoàn thành Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo phù hợp với những định hướng chung của Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ- TTg ngày 22/7/2011 và tình hình thực tế của tỉnh. Nội dung Quy hoạch cần lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cũng như chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương.

Nội dung Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh phải là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2012 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XIII; đảm bảo các yêu cầu: Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn; đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực, vùng, miền, lãnh thổ; chú trọng đào tạo một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng cao tiếp cận với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

b. Tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Tổ chức công bố rộng rãi và triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát tiển của các ngành, các địa phương trong tỉnh.

Sau khi Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, các địa phương, đơn vị, ban ngành cần triển khai thực hiên Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cụ thể hoá cho phù hợp với điều kiện thực tế, với phương, đơn vị.

Tổ chưc đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực từng năm, giai đoạn 2012-2015 làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung, thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.

81

3.2.2.2 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về nhiệm vụ đào tạo, phát triển NNL chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của đào tạo đối với việc phát triển và nâng cao chất lượng NNL chất lượng cao, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở các cấp, các ngành đặc biệt là ở ngành giáo dục - đào tạo và các cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo phát triển NNL chất lượng cao.

Thực hiện tuyên truyền hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo, về phát triển nhân lực, lao động, việc làm. Phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Học sinh - Sinh viên, Hội Cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Mở chuyên mục, chuyên đề về đào tạo, phát triển NNL chất lượng cao trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; duy trì hoạt động ổn định, cập nhật nội dung và hình thức của trang thông tin.

3.2.2.3 Kiện toàn tổ chức, bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo và quản lý lao động.

a. Kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo và quản lý lao động

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển NNL chất lượng cao của tỉnh để thực hiện tốt Quy hoạch, phát triển NNL chất lượng cao, đảm bảo các nội dung và tiến độ đã đề ra.

Các ngành: Kế hoạch và đầu tư ; Nội vụ ; Lao động, Thương binh và Xã hội ; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính và các ngành liên quan kiện toàn lại bộ máy theo dõi, tham mưu cho UBND tỉnh về đào tạo phát triển NNL chất lượng cao; thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh, kết nối với hệ thống dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia và vận hành hệ thống thông tin đảm bảo tính kết nối, thông suốt về thông tin giữa các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

82

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục và đào tạo, dạy nghề để đảm bảo chất lượng đào tạo NNL chất lượng cao.

b. Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo và quản lý lao động

Xác định vị trí việc làm đối với những người làm công tác liên quan đến đào tạo, phát triển NNL chất lượng cao; ưu tiên bố trí cán bộ, công chức, viên chức có trình độ và năng lực thực hiện công tác đào tạo, phát triển NNL chất lượng cao thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý .

Trên cơ sở hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần có quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; thực hiện thường xuyên việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc thông qua kết quả tổng hợp, xử lý thông tin, dự báo phát triển nguồn nhân lực của các địa phương, ban ngành trên địa bàn tỉnh và các địa phương, quốc gia khác có liên quan.

3.2.2.4 Đổi mới nhận thức về phát triển nguồn nhân lực cao cấp

a. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực

Mỗi cấp, mỗi ngành, tổ chức và cá nhân cần nhận thức sâu rộng về phát triển nhân lực cho tương lai để phục vụ cho quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay vì con người là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước. Từng cấp, ngành cần có kế hoạch, chương trình cụ thể để có giải pháp cụ thể, tích cực phát triển nhân lực của ngành, cấp mình.

b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển nhân lực - Tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, mọi người dân về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Tỉnh về vị trí, vai trò đóng góp của nhân lực đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, nhất là lực lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất có tay nghề, kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức xã hội, thay đổi quan điểm, hành động và tâm lý xã hội trong việc lực chọn nghề nghiệp đảm bảo nhân lực Quảng Ninh phát triển hài hòa, cân đối, đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

83

- Các phương tiện thông tin đại chúng đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vai trò của việc phát triển nhân lực, về yêu cầu nâng cao trình độ, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp trong thời kỳ hội nhập nhằm định hướng lại giá trị xã hội, nâng cao sự tôn vinh của xã hội đối với lao động kỹ thuật thực hành, đặc biệt là người có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo cao.

- Đổi mới nội dung, phương pháp tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông, định hướng cho học sinh nhận thức đúng đắn, đầy đủ khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình ..., góp phần trong việc phân luồng học sinh ngay khi còn học ở các bậc phổ thông. Quan tâm công tác hướng nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề để người học sớm có việc làm.

- Thường xuyên và định kỳ tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng, bình xét danh hiệu, phong và trao các danh hiệu, giải thưởng tôn vinh các tập thể, đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh, tạo động lực cho sự quan tâm của toàn xã hội; sự phấn đấu của gia đình và bản thân cán bộ, người lao động vươn lên.

c. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đến quá trình phát triển nhân lực

- Các cấp Ủy Đảng, chính quyền cần nhận thức rõ và xác định đào tạo, phát triển nhân lực vừa là chiến lược lâu dài, vừa là biện pháp trước mắt đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của cả nước.

- Tăng cường chỉ đạo, cũng như sự phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn Tỉnh.

d. Tăng cường sự phối hợp liên ngành

- Tăng cường sự phối hợp liên ngành, trên cơ sở xác định vai trò chủ trì và vai trò tham gia của các ngành từ tất cả các khâu: xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, kế hoạch tuyển sinh, dự toán chi sự nghiệp ...

84

- Xác định rõ quy trình làm việc giữa các ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương để tránh chồng chéo, giảm bớt thủ tục hành chính song vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Tăng cường sự phối hợp khép kín và hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung-cầu về nhân lực; theo đó các ngành, đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực theo mối quan hệ từ: Thông tin dự báo đến người sử dụng lao động đến cơ quan quản lý nhà nước đến cơ sở đào tạo và người lao động.

3.2.2.5 Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và Đào tạo toàn diện

a. Xác định nhu cầu lao động của xã hội làm cơ sở định hướng trong đào tạo Các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và thông tin, dự báo về thị trường lao động để tạo điều kiện cho sinh viên, học viên, người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trường, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết về việc làm khi tốt nghiệp.

b. Đảm bảo về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên

Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá để có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở đào tạo. Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, vững về chuyên môn và có cơ cấu hợp lý về bộ môn và trình độ đào tạo. Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên hiện có. Đồng thời, thực hiện tốt và bổ sung các chế độ đãi ngộ để thu hút thêm những nhà khoa học uy tín về tỉnh công tác, tham gia giảng dạy.

Quan tâm đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề, có chính sách khuyến khích những người có tay nghề cao, các nghệ nhân, kỹ sư, tham gia giảng dạy - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

85

c. Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đầu tư cho học sinh giỏi cấp Trung học phổ thông tham gia các giải quốc gia và quốc tế. Chú trọng bồi dưỡng nhân tài, xây dựng cơ chế, chính sách để hàng năm cử tuyển học sinh giỏi đi học tập và đào tạo đại học, sau đại học thuộc các chuyên ngành tỉnh cần ở các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy, lựa chọn một số ngành mũi nhọn của tỉnh để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, giảng viên nâng cao chất lượng đào tạo.

Triển khai hiệu quả đào tạo nghề theo dự án, theo địa chỉ và coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo với giải quyết việc làm; miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo. Coi trọng công tác dạy nghề ở nông thôn. Củng cố và mở rộng hệ thống khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo để tư vấn việc làm cho người lao động.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao thể chất, trình độ, kỹ năng lao động.

Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, các quỹ có tính chất xã hội khác để khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục;

Thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên; dự báo chính xác nhu cầu sử dụng lao động của tỉnh trên các vùng miền và theo từng giai đoạn cụ thể.

Tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Tăng cường liên thông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đại học và sau đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề với sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề,trên cơ sở đó kiểm định, đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác dào tạo.

Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trường chất lượng cao ở từng ngành, từng cấp học (mẫu giáo, tiểu học, THCS,THPT,THCN và DN). Quan tâm

86

đúng mức đến việc tuyển chọn những học sinh xuất sắc cho đi đào tạo ở nước ngoài; có thể lựa chọn những học sinh đặc biệt xuất sắc cho đi học trước khi tốt nghiệp THPT, định hướng rõ ngành nghề đào tạo và nơi đào tạo. Hội đồng đào tạo thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao có trình độ sau đại học, cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài.

Tổ chức, sắp xếp lại thành các cơ sở dạy nghề có chất lượng cao; khuyến khích tư nhân mở cơ sở dạy nghề trên cơ sở đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật trang thiết bị và đội ngũ giáo viên cơ hữu. Chú trọng đào tạo giáo viên dạy nghề có trình độ kỹ thuật cao, chuyên gia đầu đàn trong từng lĩnh vực, ngành nghề đào tạo.

Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý đào tạo, cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động để có thông tin kịp thời về yêu cầu, chất lượng tay nghề; tăng cường liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; giữa các doanh nghiệp. Chú trọng thực hành trên các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Duy trì và tổ chức các hội thi tay nghề, thi nâng bậc thợ, đào tạo lại, nâng cao trình độ cho công nhân.

d. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực - Hợp tác trong nước:

Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức, và các cơ sở đào tạo của Trung ương, khu vực để tạo điều kiện và hỗ trợ lẫn nhau về chương trình dạy và học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ phát triển NNL chất lượng cao …

Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để mở rộng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)