Thường xuyên đánh giá nhu cầu của người lao động từ đó có những chính sách nhân sự phù hợp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 84)

II. Các chỉ tiêu hiệu quả SXKD

4.2.1Thường xuyên đánh giá nhu cầu của người lao động từ đó có những chính sách nhân sự phù hợp

GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỄN THÔNG THANH HOÁ

4.2.1Thường xuyên đánh giá nhu cầu của người lao động từ đó có những chính sách nhân sự phù hợp

chính sách nhân sự phù hợp

* Thường xuyên đánh giá nhu cầu của người lao động

Theo Maslow, con người luôn bị chi phối bởi 5 nhóm nhiều nhu cầu có thứ bậc từ thấp đến cao, nhưng trong đó nhu cầu mạnh nhất tại một thời điểm nhất định sẽ dẫn đến hành động của con người và khi một nhu cầu được thỏa mãn thì nó không còn tạo ra động lực nữa, khi đó một nhu cầu khác trở nên mạnh hơn và trở thành động lực thôi thúc người lao động hành động. Hành vi làm việc của người lao động cũng để nhằm đạt được thỏa mãn nhu cầu của bản thân như có mức lương cao, có cơ hội thăng tiến, được người khác tôn trọng... Vì vậy, để tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc trước tiên phải xác định được nhu cầu, mong muốn của người lao động đối với công việc là gì, đặc biệt là phải xác định được nhu cầu nào đang là ưu tiên hàng đầu của người lao động để từ đó có những biện pháp thỏa mãn nhu cầu đó một cách phù hợp.

Như đã phân tích ở chương 3,công tác đánh giá nhu cầu của người lao động tại VTTH chưa theo một qui trình nào và không được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và xác định đúng nhu cầu của người lao động. Từ đó công tác tạo động

lực chủ yếu sử dụng các công cụ đãi ngộ vật chất, các đãi ngộ phi vật chất như thõa mãn nhu cầu được thăng tiến, phát triển nghề nghiệp, được học tập nâng cao trình độ, được làm những công việc phù hợp với năng lực, được làm việc trong điều kiện phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người lao động…. chưa thực sự được coi trọng đúng tầm hoạc chưa gắn kết và sử dụng hiệu quả như một công cụ tạo động lực. Chính vì vậy, VTTH mà cần phải có phương pháp phát hiện ra nhu cầu của người lao động trong từng thời kỳ và kết hợp sử dụng nhiều kênh và các phương pháp để đánh giá mức độ quan trọng của nhu cầu trong việc tạo động lực lao động. Cụ thể thông qua sự khảo sát nhanh về các loại nhu cầu và mức độ quan trọng của nhu cầu trong phiếu điều tra tác giả đã tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định những nhu cầu đối với công việc của người lao động. Ở đây có

thể liệt kê ra một số nhu cầu của người lao động như: thu nhập cao, công việc ổn định, công việc thú vị thách thức, cơ hội học tập, thăng tiến, điều kiện lao động...

Bước 2: Thiết kế phiếu khảo sát nhu cầu cơ bản của người lao động. Ví dụ về mẫu

phiếu và câu hỏi về nhu cầu đã được tác giả sử dụng để điều tra.

Xin anh (chị) vui lòng cho biết các nhu cầu hiện tại của mình

( Sắp xếp các nhu cầu trên theo thứ tự quan trọng hoặc ưu tiên từ 1-quan trọng nhất đến 8 - ít quan trọng nhất)

STT Nhu cầu

Thứ bậc (Từ 1-8

theo mức độ quan trọng)

1 Thu nhập cao và thỏa đáng

2 Có nhiều phần thưởng ghi nhận sự đóng góp của nhân viên 3 Công việc ổn định, gần gia đình

4 Công việc thú vị, thách thức, phù hợp với bản thân 5 Cơ hội học tập, nâng cao trình độ

6 Cơ hội thăng tiến

7 Môi trường làm việc được trang bị đầy đủ trang thiết bị 8 Mối quan hệ tập thể lao động tốt

Bước 3: Tiến hành khảo sát nhu cầu. Do không thể khảo sát nhu cầu của toản bộ người lao động tại Tổng công ty nên khi tiến hành khảo sát 100 phiếu cho các nhân viên ở các vị trí công việc khác nhau trong doanh nghiệp

Bước 4: Xử lý số liệu. Từ số liệu khảo sát phải tiến hành tính các mức độ quan

trọng (hay ưu tiên) bình quân của tất cả các yếu tố dựa vào công thức tính số bình quân

∑ fij

Trong đó:

(i,j = 1,2,3...n); n là số yếu tố và mức độ quan trọng. xi: là mức độ quan trọng (ưu tiên) bình quân của yếu tố i. xj: là mức độ quan trọng thứ j.

fij: là tần số của mức độ quan trọng thứ j của yếu tố i.

Dựa vào các mức độ quan trọng hay ưu tiên bình quân đó, ta xếp thứ tự chúng theo sự tăng dần hay giảm dần tầm quan trọng của các mức độ. Trong phiếu khảo sát, mức độ 1 được coi là quan trọng nhất và yêu cầu sắp xếp các yếu tố theo tầm quan trọng giảm dẩn nên mức độ quan trọng bình quân của yếu tố nào nhỏ nhất, sẽ được xếp thứ tự 1 và mức độ quan trọng bình quân của yếu tố nào lớn nhất, sẽ được xếp thứ tự cuối cùng.

Tuy nhiên đây chỉ là đánh giá mang tính khảo sát sơ bộ do hạn chế về thời

gian và phạm vi nghiên cứu nên tác giả tiến hành điều tra bằng phương pháp trên còn với VTTH thì nên sử dụng các thang đo chi tiết hơn và phân loại với từng đối tượng lao động quản lý, nhân viên, với các độ tuổi khác nhau, các mức thu nhập khác nhau… bởi vì với từng đối tượng đó nhu cầu cũng khác nhau. Ở VTTH mặc dù các đơn vị thành viên rải rác ở tất cả các huyện thị trong tỉnh nhưng doanh nghiệp lại có lợi thế về công nghệ nên tất cả các thông tin điều hành đều thông suốt qua hệ thống mạng nội bộ Lamson.net và hệ thống tin nhắn. Vì vậy, VTTH có thể sử dụng hệ thống này để tiến hành điều tra và đánh giá nhu cầu nhân viên cũng

như công tác tạo động lực của đơn vị.

Ngoài ra, VTTH nên áp dụng hệ thống email hoạc thư góp ý, để xuất, ý tưởng vừa để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hoàn thiện công tác quản trị nhân lực nói riêng.

Trong tập thể, mỗi người lao động là những cá nhân khác nhau về, giới tính, tuổi tác, vị trí, trình độ chuyên môn và chính những đặc điểm khác nhau này sẽ tạo ra sự khác nhau về nhu cầu cũng như mong muốn đối với công việc của mỗi người lao động. Ví dụ như nhu cầu của một nhân viên trẻ mới ra trường là lương cơ bản cao, được làm công việc yêu thích và thỏa mãn cao trong khi đó nhu cầu của một nhân viên làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm bao gồm thưởng tiền hàng năm, sự an toàn của vị trí làm việc, sự thăng tiến đều đặn, trách nhiệm đối với công việc, vị trí trong nhóm làm việc. Do đó để tạo động lực một cách hiệu quả thì cần phải xác định xem trong số các của người lao động nhu cầu nào đang là nhu cầu cấp thiết nhất của

đại bộ phận người lao động trong công ty và sau đó phải phân loại nhu cầu theo từng nhóm đối tượng như nhu cầu của lao động quản lý, nhu cầu của công nhân, nhu cầu của lao động nam, lao động nữ... từ đó xây dựng kế hoạch công tác tạo động lực một cách hợp lý, thỏa mãn những nhu cầu cấp bách trước, có sự ưu tiên thỏa mãn nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau.

* Đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động trong doanh nghiệp

Sau khi thực hiện các công cụ đãi ngộ người lao động thông qua việc áp dụng các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động, VTTH cần phải tiến hành đo lường và đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của người lao động từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp kịp thời để duy trì và tăng động lực làm việc của người lao động.

Động lực làm việc của người lao động có thể được đo lường gián tiếp thông qua các chỉ tiêu năng suất lao động, doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ bỏ việc, sa thải, luân chuyển công việc.. Người lao động làm việc có động lực thì luôn hăng say, cố gắng phấn đấu, gắn bó với công việc với công ty, luôn tìm tòi cải thiện và nâng cao kết quả thực hiện công việc từ đó góp phần tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, giảm tỷ lệ bỏ việc, chuyển cơ quan.

Tuy nhiên có trường hợp doanh thu lợi, nhuận giảm có thể có rất nhiều lý do, trong đó động lực cũng có thể là một trong số những nguyên nhân đó. Để tìm và đánh giá xem động lực có phải là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty hay không cần phải tiến hành điều tra bằng bảng hỏi về mức độ thỏa mãn của người lao động có thể được tiến hành bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi gồm các câu hỏi được thiết kế để nhằm thu thập được sự đánh giá về mức độ thỏa mãn của người lao động đối với các khía cạnh công việc mà họ đang thực hiện.

Từ việc xử lý và phân tích các kết quả thu tổng hợp từ bảng hỏi sẽ đánh giá được các biện pháp tạo động lực mà doanh nghiệp đang áp dụng có hiệu quả không, có thỏa mãn được hay không những nhu cầu trong công việc mà người lao động đang theo đuổi và thỏa mãn ở mức độ nào từ đó có những điều chỉnh hiệu quả hơn.

Sau khi đo lường mức độ thỏa mãn nhu cầu của người lao động và đưa ra các biện pháp điều chỉnh cần phải quay lại tiếp tục xác định nhu cầu của người lao động vì lúc này có những nhu cầu cũ của người lao động đã được thỏa mãn thì những nhu cầu mới, ở cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện và tác động đến hành vi lao động của họ.

Tiếp theo lại thiết kế các biện pháp thỏa mãn nhu cầu mới. Quá trình trên phải được tiến hành lặp đi lặp lại liên tục để luôn đảm bảo xác định đúng nhu cầu của người lao động và đưa ra các biện pháp tạo động lực hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 84)