Tiếp tục xây dựng và tuyên truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp cho người lao động

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 97)

- Những chương trình ghi nhận: Doanh nghiệp cần thực hiện những hành động

4.2.7 Tiếp tục xây dựng và tuyên truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp cho người lao động

doanh nghiệp cho người lao động

Văn hoá doanh nghiệp là những giá trị chung của một doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cách thức suy nghĩ, hành động của nhân viên trong doanh nghiệp. Nó có thể bao gồm cách thức ra quyết định: mức độ kiểm soát nhân viên thông qua quy chế, quy định, giám sát trực tiếp; việc sử dụng các hình thức thưởng phạt; quan hệ giao tiếp trong doanh nghiệp; mức độ chấp nhận đối lập.... Tóm lại văn hoá doanh nghiệp là “cách mà mọi thứ diễn ra ở đây”.

Những biện pháp cụ thể để tạo dựng và duy trì nền văn hoá doanh nghiệp của VTTH là:

Xác định mục đích của doanh nghiệp rõ ràng

- Mục đích tồn tại của doanh nghiệp phải được tuyên bố rõ ràng; mục đích rõ ràng giúp cho nhân viên có các quyết định tốt hơn, đặt ra các ưu tiên, ra quyết định và đánh giá giá trị, mọi người đều có thể trả lời được: “Tôi đang làm gì? ở đây?”.

- Bằng mọi cách lãnh đạo phải cho nhân viên hiểu được mục đích thật sự của doanh nghiệp, cho họ thấy họ quan trọng trong việc đạt được mục đích đó, nếu không họ chỉ “làm việc ở đó mà không chịu phấn đấu gì cả hoặc không hiểu phấn đấu theo định hướng nào”, vì thế cản trở sáng tạo.

- Liên tục nhắc lại mục đích doanh nghiệp.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp VTTH phù hợp với văn hoá Ngành, của VNPT

- Mỗi nghề có những đặc điểm nghề nghiệp chung ví dụ nghề báo, cảnh sát..., văn hoá doanh nghịêp của VTTH cũng phải xuất phát từ đặc điểm của VNPT.

- Văn hoá nội bộ của một tổ chức không bao giờ được tách biệt văn hoá của cộng đồng xung quanh. Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp của VTTH phải phù hợp với các giá trị cơ bản của văn hoá Việt Nam, trên cơ sở truyền thống của mười chữ vàng “ Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình “.

Tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao

Thường xuyên tổ chức hoạt động tập thể tạo môi trường gắn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Qua đó giáo dục được tinh thần đồng đội, hợp tác.

Đảm bảo sự công bằng trong doanh nghiệp

- Thực hiện trả lương, thưởng, đề bạt, miễn nhiệm dựa trên đánh giá kết quả thực hiện công việc, khả năng của người lao động. Tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, liên quan đến công việc, thưởng, phạt phải công khai.

- Quan tâm đến các yếu tố chi phối đến nhận thức của người lao động có được sự nhận thức đúng đắn về sự công bằng.

- Nhân viên luôn trau dồi kỹ năng, kiến thức, lãnh đạo phải khuyến khích nhân viên thử thách những ý tưởng mới, phương pháp hoặc cách tiếp cận mới. Như vậy các vấn đề mới được giải quyết bằng những cách thức sáng tạo.

- Các lợi ích phi vật chất của người lao động ngày càng phải được quan tâm.

Tuyên truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp của VTTH

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là những giá trị bề nổi hay là hoạt động phong trào của Công đoàn, Đoàn thanh niên. Lãnh đạo VTTH nên xác định đó là việc của toàn bộ CBCNV trong doanh nghiệp mà đứng đầu là ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nhận thức đúng được vai trò của văn hóa doanh nghiệp thì nó mới phát huy được vai trò tạo động lực cho người lao động. VTTH phải kết hợp các chương trình đào tạo về chuyên môn, kỹ năng với việc tuyên truyền về văn hóa, bản sắc của VTTH. Ví dụ để người lao động thấy được màu áo xanh họ đang mặc có ý nghĩa như thế nào? Những việc họ đang làm hằng ngày góp phần thực hiện mục tiêu trong năm của công ty ra sao? và công việc mình đang làm là thực hiện sứ mệnh gì? Là một thành viên của VTTH phải có những phẩm chất gì để giữ gìn và phát huy những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp?... Khi người lao động đã hiểu và thấm nhuần những giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp họ sẽ tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với với những giá trị của đơn vị mình. Đồng thời cũng nuôi dưỡng niềm tự hào về “ màu cờ, sắc áo” từ đó sẽ phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn cũng như gắn bó máu thịt hơn với doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Tạo động lực cho người lao động là một vấn đề có vai trò ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách quản trị nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Từ thực thế công tác tạo động lực cho người lao động ở VTTH được thực hiện khá tốt đã thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, cố gắng phấn đấu học tập nâng cao trình độ để nâng cao kết quả làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, khi chính sách tạo động lực của doanh nghiệp càng ngày càng hoàn thiện theo hướng hợp lý hơn nữa, thỏa mãn những nhu cầu của người lao động sẽ làm cho người lao động yên tâm làm việc, gắn bó hơn với công ty.

Trong chương I, luận văn đã trình bày sơ lược tình hình nghiên cứu của về công tác tạo động lực trong các doanh nghiệp và các nghiên cứu liên quan đến công tác nhân sự trong doanh nghiệp Bưu chính- Viễn thông. Từ đó tác giả đã xác định hướng nghiên cứu cho đề tài của mình

Trong chương II, luận văn đã trình bày khái quát, hệ thống hóa các lý luận khoa học cơ bản về động lực lao động và tạo động lực cho người lao động; các học thuyết về tạo động lực, các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động, nghiên cứu một số kinh nghiệm về tạo động lực của một số doanh nghiệp nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số tiêu chí đánh giá công tác tạo động lực (KPI) và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá công tác này ở VTTH tại chương 3

Chương III, Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hóa, đã chỉ ra những mặt đạt được cũng như những điểm còn hạn chế trong các công tác trả lương, trả công; công tác khen thưởng, phúc lợi; công tác đào tạo, phân công bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, môi trường vật chất và môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Viễn thông Thanh Hóa.

Trên những hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra ở chương III, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hóa trong thời gian tới nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, nên chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết thiếu sót và cần được nghiên cứu, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện. Rất mong nhận được sự đóng ý kiến của các thầy cô, và các nhà khoa học để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w