Thực trạng công tác xác định nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 45)

I. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

c. Các yếu tố chính trị

3.2.1 Thực trạng công tác xác định nhu cầu của người lao động

Công tác đánh giá và xác định nhu cầu của người lao động tại VTTH được thực hiện thường xuyên theo chu kỳ mỗi tháng một lần đối với đơn vị thành viên và mỗi quý một lần đối với cấp doanh nghiệp.

- Phương pháp thực hiện: Hiện nay, VTTH đang thực hiện việc đánh giá nhu cầu của người lao động bằng các phương pháp đánh giá sau đây:

+ Tổ chức giao ban ở cấp phòng và cấp đơn vị trực thuộc VTTH vào đầu tháng. Trong buổi giao ban, người quản lý có trách nhiệm cùng với lắng nghe, giải đáp nguyện vọng và tiếp thu những đề xuất của người lao động và tổng kết, trình lãnh đạo Doanh nghiệp

+ Tổ chức các buổi họp vào ngày cuối cùng của quý để lấy ý kiến đánh giá về quá trình hoạt động của VTTH trong quý thông qua đó để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động, tìm giải pháp thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời đánh giá các phương án đáp ứng nhu cầu của người lao động, tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của người lao động về các hoạt động của Doanh nghiệp cũng như phương hướng cho hoạt động kinh doanh

+ Tổ chức buổi hội thảo lớn về nhu cầu người lao động trong Đại hội công nhân viên chức của toàn VTTH vào thời điểm thích hợp vào cuối mỗi năm (thường là trước khi cán bộ công nhân viên về nghỉ Tết). Tại buổi hội thảo lớn này, lãnh đạo Doanh nghiệp trực tiếp lấy ý kiến của người lao động, trực tiếp tìm tâm tư, nguyện vọng của người lao động từ đó xây dựng phương hướng phát triển cho Doanh nghiệp, cũng như xây dựng chương trình đãi ngộ cho người lao động nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của họ.

Việc đánh giá nhu cầu của người lao động qua nhiều năm thực hiện, Doanh nghiệp xác định các nhu cầu của người lao động tại doanh nghiệp có những nhu cầu chủ yếu sau:

* Nhu cầu về chế độ lương bổng và chế độ đãi ngộ: đây là những nhu cầu cơ

bản và chủ yếu của người lao động trong doanh nghiệp. Những nhu cầu này liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ điều kiện đáp ứng những nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt, ăn mặc, nghỉ ngơi của con người ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Xác định vị trí số 1 của nhu cầu này, VTTH cũng rất chú trọng đến công tác đãi ngộ về vật chất để tạo động lực cho người lao động (phân tích ở mục 3.2.2 và 3.2.3). Ngoài ra, theo kết quả điều tra về nhu cầu của tác giả, nhu cầu này cũng được đa số người lao động đánh giá ở vị trí số một. Điều này phù hợp với điều kiện thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn Thanh Hóa còn thấp.

* Nhu cầu về quyền lực: Những người thuộc nhóm này thường tạo ra sự ảnh

hưởng đối với mọi người, đó là những người vui chuyện, hay tranh luận, có sức thuyết phục, nói thẳng, thiết thực, hay đòi hỏi và thường theo đuổi vị trí lãnh đạo. Thường là những người như Giám đốc trung tâm, trưởng, phó các phòng ban, bộ phận trong Doanh nghiệp và các đơn vị thành viên. Theo điều tra của tác giả nhu cầu này được xếp ở vị trí cao ở phía trên (thứ 1, 2, 3) ở các phiếu điều tra với cán bộ quản lý và thường không được quan tâm lắm đối với các nhân viên.

* Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này thể hiện bằng việc duy trì mối quan hệ xã

hội, muốn có tình cảm thân thiết và cảm thông, sẵn sàng chia sẽ và giúp đỡ người khác khi người khác gặp khó khăn và muốn có qua lại mật thiết với những người khác. Thường là công nhân ở các đơn vị thành viên, nhân viên các phòng ban,... Với nhu cầu này cần được đáp ứng bằng môi trường làm việc, các hoạt động học tập, giao lưu. Xác định được tầm quan trọng của nhu cầu này ở Viễn thông Thanh Hóa cũng đã rất quan tâm đên khía cạnh tinh thần cho người lao động (thể hiện ở mục 3.2.2 và mục 3.2.9)

* Nhu cầu về sự an toàn : Nhu cầu này ở VTTH được thể hiện thông qua sự

ổn định công việc, các chính sách đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động. Các chính sách về bảo hiểm.. Xác định được nhu cầu này VTTH cũng rất quan tâm chú trọng bằng các chính sách phòng cháy chữa cháy- an toàn lao động, cung cấp các vật dụng bảo hộ lao động, bố trí nơi ăn ở cho CBCNV xa gia đình, thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm cho người lao động (phân tích ở mục 3.2.2 và 3.2.7)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w