Phân công bố trí lao động phù hợp hơn theo hướng ổn định công việc và gần gia đình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 95)

- Những chương trình ghi nhận: Doanh nghiệp cần thực hiện những hành động

4.2.6Phân công bố trí lao động phù hợp hơn theo hướng ổn định công việc và gần gia đình

gần gia đình

Phân công, bố trí lao động là quá trình phân chia các nhiệm vụ thành những công việc cụ thể để thực hiện một cách có hiệu quả. Những người quản lý và cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp được phân công, hoàn thành nhiệm vụ dựa trên sự chuyên môn hóa và năng lực cá nhân.

Khi phân công lao động hợp lý, mỗi người sẽ có một nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình. Khi làm việc đúng với chuyên môn được đào tạo thì người lao động sẽ rất hứng thú với công việc được giao phát huy được sự sáng tạo từ đó họ sẽ thực hiện tốt công việc của mình tạo ra giá trị lao động ngày càng cao, tăng thêm thu nhập cho chính bản thân họ và cho Doanh nghiệp.

Tại VTTH, việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên như hiện nay khá phù hợp cơ cấu và với điều kiện sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Cụ thể, công tác phân công lao động theo giới tính và trình độ cơ bản đã hợp lý. Tuy nhiên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phân công bố trí còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở các đơn vị thành viên ở Huyện thị. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn về kinh doanh hầu như chưa có, trình độ của nhân lực ở đây còn thấp. VTTH cần có chính sách đào tạo, tuyển dụng kết hợp với phân công bố trí hợp lý hơn trên khía cạnh này. Đối với lao động chất lượng cao chấp nhận làm việc ở địa bàn khó khăn cần có nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn hơn nữa để khuyến khích người lao động cống hiến nhiều hơn.

Ở VTTH , còn có nhiều người lao động phải công tác tại các đơn vị xa gia đình mà địa bàn tỉnh khá rộng có thể khoảng cách giữa các địa phương lên tới hàng trăm

KM vì vậy khó khăn về đời sống tinh thần cho người lao động. Vì vậy cần bố trí theo hướng ổn định công việc và gần gia đình. Điều này cũng có khó khăn riêng là do nếu chỉ lấy lao động tại địa phương thì không cân đối về trình độ, năng lực làm việc. Nhưng nếu người lao động phải làm việc xa gia đình thì sẽ gặp nhiều khó khăn như ở trên vì vậy dẫn đến tâm lý chưa yên tâm công tác. Trên góc độ này, VTTH nên kết hợp chính sách phân công lao động theo hướng ổn định gia đình kết hợp với chế độ đãi ngộ ưu tiên cho CBCNV phải làm việc xa gia đình.

Vấn đề ở đây là VTTH phải sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên một cách hợp lý như thế nào để họ có thể phát huy tối đa tài năng của mình và luôn có ý thức tự hoàn thiện mình.

Ngoài ra, Doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá khả năng làm việc của mỗi cán bộ quản lý, để từ đó có phương hướng sắp xếp, điều chỉnh bộ máy quản lý sao cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Phát hiện người có năng lực, tâm huyết với nghề để đào tạo, bồi dưỡng để họ có thể đảm đương những công việc khó khăn hơn. Đồng thời cũng phát hiện những người không thích hợp với công việc đang làm hoặc có những dấu hiệu làm hạn chế việc sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp để điều chỉnh, thuyên chuyển họ làm những công việc khác phù hợp hơn.

Cơ bản việc bố trí công việc đã hợp lý song điều kiện để nhân viên trẻ thăng tiến không có nhiều, phần đông số nhân viên trẻ được hỏi không hài lòng với chế độ thăng tiến của đơn vị, chính vì vậy, cần có chính sách về cấp bậc, chức vụ rõ ràng để nhân viên phấn đấu. Chẳng hạn nhân viên sau 1 năm được đánh giá loại xuất sắc có cơ hội thăng tiến như những nhân viên lâu năm. Vì vậy bên cạnh công tác phân công lao động cũng cần phải quan tâm đến công tác Tạo cơ hội thăng tiến đối với những người lao động có đóng góp nếu không VTTH sẽ mất đi nhiều lao động chất lượng cao. Thăng tiến chính là công cụ quan trọng nhất để giữ chân nhân viên giỏi. Bởi vì,

“Nhân viên trở thành những người tài năng nhất bằng cách không ngừng phấn đấu cả về bản thân và công việc. Vì vậy, cơ hội phát triển là tối cần thiết để giữ chân nhân viên hàng đầu” [11-Tr108]

Xây dựng “nấc thang thăng tiến, phát triển” trong nghề nghiệp. Có thể nói, đa phần người lao động đều có khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển trong nghề nghiệp vì sự thăng tiến chính là cách để khẳng định vị thế trong doanh nghiệp và trước đồng nghiệp, thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của người lao động. việc đề bạt và tạo cơ hội cho người lao động được thăng tiến vào những vị trí làm việc có chức vụ cao hơn, với quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn có tác động khuyến khích

người lao động vì điều đó không chỉ thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với những thành tích người lao động đạt được mà còn thể hiện sự tạo điều kiện của tổ chức cho các cá nhân phát huy hết khả năng của chính mình.

Để thực hiện công tác này một cách có hiệu quả thì người quản lý cần phải vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp trong nghề nghiệp của người lao động, đồng thời phải xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp đi kèm nhằm bồi dưỡng cho người lao động những kiến thức kỹ năng cần thiết cho nhiệm vụ mới.

Việc thăng chức phải được xem xét một cách nghiêm túc, công bằng, tiến hành công khai trong tập thể lao động dựa trên những đóng góp, thành tích và kết quả thực hiện công việc và năng lực của người lao động nhằm đề bạt đúng người phù hợp với vị trí công việc và được mọi người ủng hộ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 95)