Tỷ lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 74)

I. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

5Tỷ lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ

vụ

% 87 90 91

6 Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy % 13 10 9

7 Tỷ lệ vòng quay nhân viên mới % 12 13 12

8 Tỷ lệ nhân viên muốn ra đi % 3.5 3.7 5,2

9 Tỷ lệ nam/nữ Lần 3,7 3,5 3,6

11 Doanh thu/ nhân viên Trđồng 692 759 95012 Lợi nhuận/ nhân viên Trđồng 63,7 31,2 35,4 12 Lợi nhuận/ nhân viên Trđồng 63,7 31,2 35,4

Nhìn vào bảng đánh giá (bảng 3.19) chung chúng ta nhận thấy, hoạt động tạo động lực tại VTTH đã đạt được kết quả nhất định so với các công ty khác tại địa phương vì vậy thu hút được nhiều lao động trẻ trình độ cao; mức độ trung thành của nhân viên với đơn vị rất cao (tỷ lệ nhân viên muốn ra đi chỉ chiếm khoảng 3,5%); bên cạnh đó công tác đào tạo đã phát huy được vai trò 87% nhân viên sau đào tạo ứng dựng được kiến thức vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đây là tỷ lệ rất cao so với chi phí doanh nghiệp đã chi. Điều này làm cho doanh thu và lợi nhuận đem lại từ mỗi nhân viên khá cao

Bên cạnh đó, với việc xây dựng được chính sách tạo động lực tốt đã mang đến cho Doanh nghiệp một hình ảnh khá thân thiện với cả nhân viên trong công ty cũng như những ứng viên tiềm năng muốn công hiến cho công ty. Doanh nghiệp cũng thực hiện rất tốt chế độ đãi ngộ phi tài chính như du lịch, nghỉ dưỡng, an toàn và vệ sinh lao động…

Những kết quả đạt được về công tác tạo động lực của VTTH đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

Có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Viễn thông Thanh Hóa như sau:

Mặc dù các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất sinh lời đều giảm dần qua các năm. Điều này cũng có thể lý giải bởi các lý do sau:

+ Xuất phát từ việc chính sách giá cước liên tục giảm trong khi chi phí các yếu tố đầu vào tăng giá

+ Thị phần bị chia sẻ do có các nhà cung cấp mới

+ Việc hạch toán kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT được thực hiện tập trung toàn tập đoàn, thường có sự điều chỉnh tỷ lệ phân chia doanh thu, điều tiết doanh thu và lợi nhuận trong các đơn vị thành viên, bởi vậy lợi nhuận hàng năm cũng chỉ mang tính chất tương đối chưa thực sự phản ánh hiệu quả kinh doanh của một đơnvị

Tuy nhiên các chỉ tiêu về kinh doanh củaVTTH là doanh nghiệp ổn định qua các năm. So sánh các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản năm 2010 so với 2009, 2008 có sự

tăng trưởng đáng kể như sau:

-Tổng doanh thu đạt 853 tỷ đồng đạt 112,78% KH, tăng 29,74% so với 2009, tăng 1,5 lần so với năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 27,6%.

-Doanh thu kinh doanh dịch vụ VT-CNTT chiều đi (trừ doanh thu bán thẻ trả trước, bán hàng hoá và cước kết nối): 709 tỷ đồng, đạt 112,94 % KH, tăng 23,81% so với 2009.

-NSLĐ tính trên doanh thu VT-CNTT chiều đi (DT VT-CNTT chiều đi/LĐBQ) đạt 950 triệu đồng/người/năm, bằng 123,06% so với năm 2009. NSLĐ tính trên tổng doanh thu phát sinh (DTPS/LĐBQ) đạt 1,144 tỷ đồng/người/năm.

-Tổng quỹ tiền lương đạt 83,7 tỷ đồng, thu nhập bình quân tăng 18,5% so với 2009.

-Nộp thuế tại địa phương: 24,7 tỷ đồng, bằng 164,67% so với năm 2009 -Nộp về Tập đoàn: 224 tỷ đồng.

Liên tiếp các năm 2008, 2009, 2010 VTTH là Viễn thông tỉnh có năng suất lao động bình quân cao nhất Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Bảng 3.19 : Một số chi tiêu hiệu quả SXKD của VTTH năm 2008-2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

I. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

1. Doanh thu (tỷ đồng) 572 668 853

2. Chi phí (tỷ đồng) 519 639 817

3. Tổng vốn lưu động (tỷ đồng) 362 300 420

4. Tổng vốn CĐ (tỷ đồng) 1.360 1.843 1.937

5. Tổng số thuê bao trên mạng (khách hàng) 513.532 663.782 725.332

6. Tổng số lao động (người) 832 929 1015

7. Tổng lợi nhuận (tỷ đồng) 53 29 36

8. Quỹ lương (tỷ đồng) 60.3 70.5 83,7

9. Nộp địa phương (tỷ đồng) 12,5 14.97 24,7

10. Nộp tập đoàn (tỷ đồng) 216 215 224

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 74)