Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 64)

I. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

14 Lưu niệm khi nghỉ hưu 2.000

3.2.6 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được VTTH đánh giá cao và coi là một trong những chiến lược hàng đầu.

* Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên các căn cứ sau:

- Từ nhiệm vụ kế hoạch được giao hàng năm, tình hình lao động tại các phòng ban, trung tâm trực thuộc và khả năng biến động về lao động do một số người lao động đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác hoặc vì một lý nào

đó mà không thể tiếp tục làm việc tại đơn vị... từ đó tính toán xác định số lượng bộ phần cần đào tạo, loại lao động và số lượng lao động cần đào tạo để bổ sung vào những vị trí đó nhằm đảm bảo đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng để hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

- Căn cứ vào yêu cầu của công việc, những thay đổi của hoạt động kinh doanh và thay đổi về khoa học kỹ thuật công nghệ cần thiết phải đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cho người lao động mới có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc

- Số lượng lao động đủ đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn dự thi nâng bậc, chuyển ngạch như đã quy định trong quy chế đào tạo để lập kế hoạch đào tạo và tổ chức thi nâng bậc, chuyển ngạch cho họ. Số lượng lao động cần thiết được đào tạo thêm nghiệp vụ mới để đáp ứng yêu cầu công việc cũng như bố trí công việc của đơn vị.

Nhu cầu đào tạo và kế hoạch đào tạo của mỗi đơn vị sau khi được lập sẽ được gửi về phòng Tổ chức lao động . Phòng Tổ chức lao động sẽ tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo của toàn công ty để thông qua Hội đồng đào tạo trước khi trình Giám đốc phê duyệt.

Từ kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt, Phòng Tổ chức lao động sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan để tiến hành tổ chức thực hiện công tác đào tạo. Các khóa đào tạo này có thể do doanh nghiệp tự tiến hành đào tạo nội bộ hoặc do ký kết hợp đồng với các tổ chức đào tạo bên ngoài.

Định kỳ một năm 2 lần, Phòng Tổ chức cán bộ - lao động sẽ tổng hợp và làm văn bản báo các Giám đốc, Hội đồng đào tạo về kết quả thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Kết quả đào tạo, thi nâng bậc và thi chuyển ngạch sẽ được sử dụng cho việc ra sẽ ra quyết định nâng lương hoặc nâng ngạch cho những người có kết quả đạt yêu cầu, và phục vụ cho các hoạt động quản trị nhân lực khác.

Với cách thức mà công tác đào tạo được thực hiện tại VTTH như trên, trong thời gian vừa qua đã có nhiều đổi mới, gắn liền với thực tiễn sản xuất cho số lao động như sau: Thực hiện đào tạo, đào tạo lại bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ mọi mặt, tiếp thu kỹ thuật mới, làm chủ công nghệ và dịch vụ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV, người lao động với 3.424 lượt người. Trong đó có 93 người tham gia các lớp đào tạo dài hạn tại Học viện BCVT;

có 3.331 lượt người được học các lớp tập huấn ngắn hạn do các Viễn thông tỉnh phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức tại Doanh nghiệp để trang bị những nội dung kiến thức cần thiết đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và quản lý. Mạng máy tính điều hành SXKD(LamsonNet) của Doanh nghiệp đã góp phần quan trọng cải tiến, đổi mới phương pháp điều hành, thực thi các hoạt động SXKD ở tất cả các cấp của doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, phát huy trí tuệ tập thể, kích thích tài năng, tâm huyết cho đội ngũ người lao động làm việc hiệu quả, thuận tiện hơn, tạo ra năng suất và chất lượng công việc.

Cụ thể năm 2009 có 613 lượt người được cử đi học trong đó, bổ túc nghiệp vụ, nâng cao trình độ 610 người, đại học và trên đại học 3 người. Tuy nhiên, trước xu thế tự do hoá thị trường VT-CNTT, VNPT nói chung và VTTH nói riêng đang đứng trước tình trạng chảy máu chất xám do một số chuyên gia kỹ thuật đã rời bỏ công ty để đi đến với các nhà khai thác khác. Đây là vấn đề VTTH rất quan tâm chú trọng. Năm 2010 đã tổ chức cho 40 CBCNV đi đào tạo sau Đại học, Đại học và trung cấp. Tổ chức nâng bậc nghề cho 235 CBCNV. Phối hợp các đơn vị khác tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1467 lượt CBCNV, người lao động, đại lý kiêm nhiệm bảo vệ mạng lưới. Tổ chức thi tuyển lao động năm 2010 cho 43 người; Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng lao động công nghệ cho 485 CBCNV; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 664 nhân viên thu cước.

Bảng 3.14 : Tình hình đào tạo tại VTTH

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

1.Nhu cầu đào tạo Người 340 440 560

2.Số người được đào tạo Người 367 438 670

3. Số lượt người đào tạo Lượt người 435 613 1467

Đào tạo dài hạn Lượt người 21 25 40

Đào tạo ngắn hạn Lượt người 614 588 1427

-Đào tạo về kỹ thuật Lượt người 259 406 1042

-Đào tạo về kỹ năng bán hàng và Marketing

Lượt người 85 120 240

- Đào tạo quản trị doanh nghiệp Lượt người 70 87 145

4.Tập huấn về thu cước Người 120 489 644

phòng cháy chữa cháy

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ-Lao động)

Như vậy từ số liệu ở bảng trên ta thấy số lượt người được đào tạo của VTTH là rất lớn. Tuy nhiên các lớp đào tạo mà người lao động được cử đi học thường là các lớp ngắn hạn (trên 95%) từ 3-5 ngày hoạc 2-4 tuần. Đây chính sách phù hợp với điều kiện làm việc thực tế và khả năng về kinh phí của doanh nghiệp. Số lượng người cũng như số lượt người lao động được đào tạo tại VT Thanh Hóa có xu hướng tăng. Đặc biệt năm 2010 số lượng này tăng vượt trội thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng phù hợp với điều kiện thực tế vì VTTH đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và đặc biệt là sự chuyển hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra số người lao động được đào tạo hằng năm gần như không chênh lệch nhiều so với nhu cầu đào tạo theo sự đánh giá của công ty. Thậm chí năm 2010 số người được đào tạo còn nhiều hơn nhu cầu theo kế hoạch của doanh nghiệp, xuất phát nhu cầu thực tế về thay đổi công nghệ nên VTTH kết hợp với Vinaphone và Học viện BCVT mở thêm các lớp học ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên tại Thanh Hóa.

Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta cũng nhận thấy người lao động của VTTH được đào tạo chủ yếu về kỹ thuật mà các lớp về kinh doanh và marketing còn khá khiêm tốn, chưa được chú ý đào tạo đúng nhu cầu của người lao động, cũng như là xu hướng phát triển và cạnh tranh hiện nay. Lĩnh vực mà VTTH kinh doanh là lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy, cách tiếp cận khách hàng, thái độ phục vụ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh và năng xuất lao động.

Để đánh giá công tác đào tạo tại VTTH tác giả đã tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của chuyên ngành đào tạo với công việc hiện tại, kết quả là vẫn có 33% phiếu đánh giá cho rằng công việc của mình làm không phù hợp với chuyên ngành đào tạo.Như vậy, nhu cầu đào tạo lại của người lao động là khá lớn.

( Nguồn: Số liệu điều tra)

Biểu 3.5: Mức độ phù hợp chuyên ngành đào tạo của mình với công việc

Tác giả đã khảo sát nhu cầu về đào tạo của người lao động (phụ lục 2) và kết quả cho thấy có 76% số người trả lời có nhu cầu học tập nâng cao trình độ nếu doanh nghiệp có tổ chức lớp hoạc tạo điều kiện về thời gian và chi phí nhưng khi được hỏi nếu phải tự bố trí thời gian học tập thì số người trả lởi lại có lại là con số gần như là ngược lại (27%) . Như vậy nhu cầu đào tạo của người lao động tại VTTH là khá cao thể hiện sự ham học hỏi và cầu tiến, tuy nhiên việc tự bố trí đi học của họ là khá khó khăn do đặc điểm công việc trong lĩnh vực dịch vụ phải làm việc cả thứ 7, chủ nhật và do đặc thù về ngành nghề thường các lớp học của ngành Viễn thông thường phải học ở học viện tại Hà Nội.

Cụ thể điều tra về nhu cầu về các lớp cần học tập, đã cho kết quả bên cạnh các nhu cầu học tập về chuyên môn để phù hợp với lĩnh vực công nghệ hiện đại là VT-CNTT thì các phiếu có nhu cầu về các lớp Marketing và kỹ năng giao tiếp khá nhiều theo bảng sau:

Bảng 3.15: Nhu cầu về các lớp đào tạo của người lao động tại VTTH

Lớp học Tần số Xếp hạng

Các lớp nâng cao kỹ năng

chuyên môn 87 1

Quản trị doanh nghiệp 24 4

Các lớp Marketing 74 2

Nhóm làm việc hiệu quả 22 5

Khác 8 6

(Nguồn :Số liệu điều tra)

Khi trao đổi với vấn đề này với lãnh đạo của VTTH tác giả được biết mặc dù những năm gần đây các lớp đào tạo của doanh nghiệp được tổ chức thường xuyên nhưng người lao động vẫn có nhu cầu cao là do sự thay đổi của môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông và do VTTH kinh doanh thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Viễn thông Thanh Hoá (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w