Một số giải pháp chủ yếu thu hút TNCs

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 120)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.3.3.2 Một số giải pháp chủ yếu thu hút TNCs

Hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nƣớc

Từ nhận thức đúng đắn về vai trò của môi trường chính trị xã hội và pháp luật trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu hút TNCs nói riêng, Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể để tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định, trước hết là làm môi trường pháp luật rõ ràng, thông thoáng cho hoạt động đầu tư của TNCs.

Việt Nam, mặc dù là nước đi sau trong hoạt động thu hút TNCs nhưng Việt Nam đang cố gắng tạo môi trường đầu tư thuận lợi để tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động đầu tư của TNCs. Với việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và 4 lần thay đổi sau đó cùng với hàng trăm văn bản dưới luật liên quan thì đây là một điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường đầu tư luôn thay đổi, các nước trong khu vực luôn cải thiện môi trường pháp lý, hấp dẫn đầu tư thì Việt Nam cần phải có đối sách hợp lý. Đó là: Cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư TNCs tại Việt Nam theo xu hướng tăng thêm ưu đãi về tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến sự phát triển ổn định bền vững.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, ở nước nào cơ quan quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài là bộ máy chuyên trách, cơ chế làm việc rõ ràng thì đều đưa đến hoạt động thu hút đầu tư hiện quả. Tuy nhiên, thực tế quá trình thu hút FDI ở Việt Nam những năm qua cho thấy do quá trình tổ chức tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt, cấp phép đăng ký…còn nhiều hạn chế, sơ hở nên hiệu quả chưa cao. Để nâng cao hiệu quả, cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài trong thời gian tới cần xúc tiến những giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách hành chính trong đó việc đơn giản hoá thu tục đầu tư và cải tiến quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, tăng cường công tác tông tin, tư vấn, quảng bá về Việt Nam với thế giới. Hiện đại hoá hệ thống thông tin để quản lý đồng bộ hoạt động đầu tư nước ngoài trong cả nước.

Tóm lại, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, môi trường pháp lý đang ngày càng được hoàn thiện và như vậy chắc chắn sẽ đưa lại những cơ hội mới cho hoạt động thu hút TNCs vào Việt Nam.

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật được coi là hệ thống xương cốt của nền kinh tế tiếp nhận, thu hút đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, đến nay Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn về vấn đề này và nếu vấn đề hạ tầng được cải thiện hơn thì hoạt động thu hút TNCs sẽ còn tiến xa hơn nữa. Từ bài học kinh nghiệm của các nước ASEAN và thực tiễn của Việt Nam thì giải pháp thích hợp hiện nay là:

Thứ nhất, giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế để có được các khoản hỗ trợ phát triển chính thức đầu tư vào các đề án xây dựng kết cấu hạ tầng.

Thứ hai, xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế bao gồm: khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu công nghiệp kỹ thuật cao, với quy mô thích hợp để tiếp nhận các nguồn vốn kỹ thuật cao của nước ngoài. Ngoài ra

phải có kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.. để huy động các tiềm lực của toàn dân cho xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật.

Bên cạnh kết cầu hạ tầng “cứng” như trên, thì kết cấu hạ tầng “mềm” như hệ thống dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục còn nhiều bất cập và cần thay đổi. Để nâng cao chất lượng hoạt động ở lĩnh vực này nước ta cần quan tâm khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. Quan tâm hơn nữa đến giáo dục. Tăng cường công tác giác ngộ chính trị tư tưởng cho người lao động, phát huy quyền dân sinh dân chủ của họ. Nâng cao vai trò là đòn bẩy kinh tế của công cụ tài chính - tiền tệ bằng việc lành mạnh hoá hệ thống này. Đó là việc sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, tỷ giá, giá cả, lãi suất, tiền lương, bảo hiểm…Các công cụ này cần được sử dụng để vừa đảm bảo kích thích đầu tư phát triển trong nước, vừa thu hút đầu tư nước ngoài. Các hoạt động dịch vụ thương mại, thông tin, tư vấn….phải được đổi mới và phát triển đảm bảo những điều kiện cần thiết để hoạt động đầu tư của TNCs được tiến hành thuận lợi.

Phát triển nguồn nhân lực

Như đã phân tích ở trên, nguồn nhân lực Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề cần thay đổi. Để phát triển nguồn nhân lực cho trước mắt và lâu dài, công tác giáo dục – đào tạo của nước ta phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể, sát với yêu cầu phát triển của đất nước, coi giáo dục – đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Trước mắt để nâng cao chất lượng lao động cần quan tâm đến:

Cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động xã hội. Gắn đào tạo và dạy nghề với thực tế đời sống xã hội, đảm bảo cho lao động được đào tạo thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay, đặc biệt đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học.

Điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý giữa việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động có tay nghề cao với đội ngũ các cán bộ, nhà quản lý; giữa các ngành nghề theo yêu cầu phát triển của đất nước. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng công nhân bậc cao, các nhà quản lý.

Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề, phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài đào tạo nghề cho người lao động tại xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Đa dạng hoá các hình thức giáo dục – đào tạo. Huy động các doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề, tài trợ cho công tác giáo dục – đào tạo đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, nhất là việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia bậc cao, những chuyên viên kỹ thuật giỏi, đảm bảo mặt bằng quốc tế về năng lực, trình độ.

Để tạo được môi trường kinh tế thuận lợi cho thu hút TNCs không phải một sớm một chiều có thể làm ngay được. Song nếu có chiến lược đúng đắn và công tác chuẩn bị phù hợp thì kết qủa đạt được sẽ rất khả quan. Điều đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách phù hợp, mềm dẻo và linh hoạt trong chiến lược phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN

Trước thềm thế kỷ XXI, sự phát triển nhanh chóng, sôi động, đầy sức mạnh của TNCs không chỉ in những dấu ấn sâu đậm mang đặc trưng thời đại vào nền kinh tế thế giới, mà còn phản ánh trình độ tổ chức sản xuất, kinh doanh của TNCs đang chuyển sang bước biến đổi về chất trước sự phát triển của sức sản xuất xã hội.

TNCs là tế bào kinh tế quốc tế mới, là hình thức tổ chức kinh tế hiện đại, có hiệu qủa cao nhờ những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh tiên tiến, luôn biến đổi và thích ứng trước yêu cầu phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học – công nghệ và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới.

Mở rộng mạng lưới hoạt động thông qua các chi nhánh là phương thức tồn tại của TNCs. Với những điều kiện chủ quan và khách quan, các nước ASEAN đã trở thành địa bàn cắm nhánh hấp dẫn của các công ty này. Hoạt động cắm nhánh đã tác động sâu sắc về mặt kinh tế đối với một số nước Đông Nam Á. Những tác động đó là: Tạo ra nguồn vốn ban đầu, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia và lao động có tay nghề, đồng thời cải biến cơ cấu kinh tế vốn mang nặng tính chất tự nhiên từng bước trở thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Do đó nền kinh tế của các nước này đã đạt những tiêu chuẩn cơ bản của một nền sản xuất hàng hoá lớn, từng bước cơ khí hoá và hiện đại hoá hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu được khắc phục từng bước, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực. Nhưng với bản chất tư bản độc quyền quốc tế, TNCs cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế xã hội, đó là sự phụ thuộc nặng nề mang tính cơ cấu vào quá trình tái sản xuất TBCN. Do đó, nền kinh tế các nước này vận động thăng trầm theo chu kỳ TBCN thế giới, trong nhiều trường hợp lợi ích kinh tế, chính trị bị vi phạm, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động bị khai thác kiệt quệ vì mục đích lợi nhuận trước mắt.

Bên cạnh đó, sự hoạt động ngày càng mạnh mẽ của TNCs đã và đang đặt ra thêm nhiều vấn đề phức tạp khác đối với mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Đó là vấn đề môi trường sinh thái, thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới, bảo vệ

quyền lợi người lao động. Hiện nay, các quốc gia đã và đang tiếp nhận TNCs ở những mức độ và phương thức khác nhau. Song làm thế nào để có được sự lựa chọn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia, loại trừ những thua thiệt và tránh sự áp đặt của các cường quốc công nghiệp. Đây không phải là vấn đề mới, song với sự thâm nhập ngày càng lớn của TNCs, vấn đề đó đang được đặt ra một cách gay gắt, đòi hỏi các chính phủ tiếp nhận phải có sách lược phù hợp và đúng đắn.

Đối với Việt Nam hiện nay, việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài thì việc tìm hiểu bản chất, phương thức hoạt động và xu hướng vận động của TNCs là điều cần thiết và cấp bách. Do đó việc hợp tác giữa hai bên phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng và các bên cùng có lợi. Cùng với đó là việc lựa chọn đối tác phù hợp với định hướng phát triển phải được ưu tiên hàng đầu. Việc hợp tác bước đầu với những công ty nhỏ là cần thiết, nhưng cũng phải tạo điều kiện để thu hút đầu tư của những công ty lớn, những TNCs thực thụ có tiềm lực về vốn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và công nghệ hiện đại. Có như vậy mới tạo được bước chuyển biến có ý nghĩa trong công cuộc phát triển nền kinh tế, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đất nước ta đến thắng lợi.

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)