Vai trò của công ty xuyên quốc gia trong phân công lao động quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 27 - 29)

Nét điển hình của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế là quốc tế hoá sản xuất và sự phân công chuyên môn hoá và hợp tác, TNCs là lực lượng chủ yếu trong việc thực hiện quá trình này. Đặc điểm của sự phân công chuyên môn hoá này là phân công chuyên môn hoá hẹp theo kiểu công trường thủ công tư bản chủ nghĩa thế kỷ XIV, XV, song nó được nâng lên ở mức thang mới về nội dung cũng như hình thức và quy mô, mà điểm nổi bật là quy trình công nghệ được chia thành nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được giao cho từng xí nghiệp chi nhánh ở nước khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể về trình độ tay nghề của người lao động, tiền công, về khối lượng, chủng loại chất lượng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. [42, tr.104]

Trên thực tế chúng ta thấy TNCs là lực lượng cơ bản có vị trí quan trọng trong lĩnh vực tạo việc làm. Đây là một yếu tố phổ biến của TNCs, bởi vì tranh thủ lao động rẻ là một trong những mục tiêu của TNCs. Với một lực lượng rất lớn TNCs hoạt động hầu khắp mọi nơi trên thế giới và trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thì chúng ta có thể thấy được khả năng tạo việc làm, quy mô của việc làm do chúng tạo ra và số việc làm được tạo ra. Theo UNCTAD ước tính TNCs đã tạo ra ở nước chủ nhà và nước nhận đầu tư được khoảng 45 triệu lao động vào những năm 70. Gần 67 triệu lao động giữa những năm 80, con số này tăng lên 70 triệu vào những năm 90 và đến năm 98 tăng lên 86 triệu lao động [36, tr.204]. Theo báo cáo đầu tư năm 2006 của UNCTAD, với gần 77.000 công ty mẹ và 900.000 chi nhánh trên thế giới thì TNCs là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lương lao động thế giới. Cụ thể:

Bảng 1.1: Số lƣợng lao động của các chi nhánh nƣớc ngoài Năm Số lƣợng lao động (Ngƣời)

1982 19.537.000 1990 24.551.000 1990 24.551.000 2004 59.458.000 2005 62.095.000

Như vậy, số lượng lao động làm việc tại các chi nhánh nước ngoài liên tục tăng lên. Nếu như năm 1982 chỉ có 19,537 triệu lao động làm việc trong các chi nhánh của TNCs tại nước ngoài thì đến năm 2005 con số này là 62,092 triệu lao động, tức tăng gấp 3 lần so với năm 1982.

Bên cạnh là chủ thể chính trong phân công lao động quốc tế, TNCs chính là lực lượng cơ bản trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất. TNCs thường có các hệ thống riêng của mình về đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho họ. TNCs thường thành lập các trường đại học riêng để đào tạo cán bộ theo các quy định và nguyên tắc thống nhất. Trong 15 năm cuối thế kỷ XX, số trường đại học như vậy đã tăng từ 400 lên 2500 và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 37.000 [47, tr.47].

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển, TNCs luôn đề ra những chính sách phát triển nguồn nhân lực song song với những chiến lược phát triển của mình. Mỗi chiến lược phát triển khác nhau sẽ có sự đầu tư khác nhau đối với nguồn lực. TNCs phân bổ nguồn lực của mình trên quy mô quốc tế theo sự phân công lao động giữa các chi nhánh. Sự phân công lao động tại các chi nhánh theo trình độ cao thấp, số lượng nhiều ít lại tuỳ vào chiến lược phát triển chi nhánh của TNCs. Hiện nay, TNCs đang áp dụng chiến lược hợp nhất giản đơn và chiến lược hợp nhất phức tạp. Đối với chiến lược hợp nhất giản đơn, TNCs thường phân công cho mỗi chi nhánh đảm nhận một khâu hay một công đoạn nào đó trong dây truyền giá trị gia tăng của mình. Các chi nhánh chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằm cung cấp cho một sản phẩm đầu vào cho công ty mẹ dựa vào lợi thế của nước chủ nhà. Do đó, số lượng và chất lượng lao động tại các chi nhánh rất khác nhau và phụ thuộc vào chiến lược thu hút TNCs cũng như những lợi thế cạnh tranh của nước chủ nhà. Những nước có nhiều tiềm năng đem lại lợi ích cho TNCs thì TNCs sẽ đầu tư vào nhiều và cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Trình độ lao động tại các nước lại tuỳ thuộc vào nội dung hoạt động của các chi nhánh do TNCs quyết định dựa trên cơ sở xem xét lợi thế của địa phương kết hợp với chiến lược của TNCs. Vì dụ, TNCs muốn khai thác lợi thế về nguồn lao động thì việc làm tạo ra chủ yếu ở trình độ thấp. Trường hợp này thường xảy ra tại các nước đang phát triển. Ngược lại, nếu mục tiêu của TNCs

phát triển những hoạt động có trình độ cao, phát triển những ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao thì chúng lại chủ yếu đầu tư vào các nước phát triển hoặc tiến hành tại các quốc gia mà công ty mẹ đặt trụ sở. Đối với chiến lược hợp nhất phức tạp, mỗi chi nhánh trong hệ thống TNCs chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm có quan hệ tương thích với sản phẩm của các chi nhánh khác trong mạng lưới sản xuất quốc tế hợp nhất trên quy mô khu vực và toàn cầu. Với chiến lược này TNCs nhằm tối đa hoá hiệu quả của hệ thống sản xuất quốc tế của mình [55].

Như vậy, quy mô và chất lượng lao động mà TNCs tạo ra hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ, chiến lược của TNCs. Mỗi chiến lược phát triển này cũng lại thay đổi khi có sự biến động của môi trường kinh doanh quốc tế, điều đó sẽ dẫn đến thay đổi trong cơ cấu tổ chức nguồn lao động. Và dù có thay đổi như thế nào đi nữa thì các TNCs vẫn có những đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ lao động trên phạm vi toàn cầu.

1.2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA CỦA MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN VÀ NIEs CHÂU Á

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)