Góp phần tích cực trong việc chuyển giao công nghệ tạo điều kiện dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 62 - 74)

(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)

2.2.1.2 Góp phần tích cực trong việc chuyển giao công nghệ tạo điều kiện dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế

dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế

Là khu vực nhiệt đới gió mùa nên các quốc gia Đông Nam Á có điều kiện phát triển các ngành nông nghiệp và trong suốt nhiều thập kỷ nông nghiệp là nguồn đóng góp chính cho GDP. Tuy nhiên, khi nền kinh tế tăng trưởng đến một chừng mực nào đó thì cơ cấu kinh tế phân bổ lấy ngành nông nghiệp là trọng tâm sẽ không còn phù hợp và đương nhiên để tiếp tục tăng trưởng, các quốc gia này phải thay đổi. Thời điểm và cách thức của mỗi nước có thể khác nhau nhưng cho đến nay sau vài thập kỷ, nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có những bước tiến dài.

Trước khi có sự xuất hiện của TNCs, cơ cấu ngành của các nước Đông Nam Á bị mất cân đối nghiêm trọng, khu vực nông nghiệp được coi là nền tảng phát triển của nền kinh tế, công nghiệp chỉ là những hoạt động khai thác khoáng sản và xuất khẩu dưới dạng thô, các ngành dịch vụ chưa có dầu hiệu của sự khởi đầu (trừ Singapore). Tuy nhiên, sau khi thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu và chiến lược hướng về xuất khẩu với chủ thể hỗ trợ là TNCs, thì cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á có sự chuyển biến rõ nét theo hướng dịch chuyển nhanh chóng về các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Sự dịch chuyển kinh tế cho thấy kết cấu hai tầng trong cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á, trong đó Singapore và Malaysia đang tập trung hướng cơ cấu kinh tế dựa vào ngành chế tạo và dịch vụ, còn Thái Lan và các nước còn lại vẫn chú trọng đến khai thác lợi thế so sánh để phát triển kinh tế. Mặc dù sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế có những nét khác biệt giữa các nước Đông Nam Á nhưng nhìn chung sự chuyển biến này phù hợp với phát triển kinh tế của từng quốc gia và đã mang lại những kết quả khả quan, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế và phát triển nền kinh tế đất nước.

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành của một số nƣớc ASEAN năm 1980 và 1998 (%)

Nƣớc Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1980 1998 1980 1998 1980 1998

Thái Lan 23 14,2 28,7 37,2 48,1 48,3

Singapore 1,3 0,1 38,1 35,1 60,6 64,6

Malaysia 21 12 32 42 47 46

Nguồn: Trần Văn Hoá (Chủ biên) (2007), Hiện định thương mại tự do ASEAN + 3 và tác động kinh tế - thương mại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu nền kinh tế của Singapore, Malaysia, Thái Lan đã có những thay đổi to lớn, nông nghiệp đang giảm dần vai trò của mình trong nền kinh tế với tỷ lệ giảm trong ngành nông nghiệp ở cả 3 nước là 19% trong khi công nghiệp tăng 15,5% và dịch vụ tăng 3,2%. Như vậy, cơ cấu nền kinh tế của cả 3 nước đều có sự dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này đã cho thấy sự thành công của các quốc gia Đông Nam Á trong việc tái cơ cấu nền kinh tế.

Singapore

Quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Singapore được thực hiện sớm nhất và cũng thu được kết quả thành công nhất. Ngay từ đầu, vấn đề định hướng đầu tư đã được chính phủ Singapore xác định rất rõ. Điều này có nghĩa là, Singapore thực hiện thu hút đầu tư theo định hướng chính sách của mình trên cơ sở phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới chứ không phụ thuộc vào mục đích đầu tư của TNCs. Giai đoạn đầu, Singapore chủ trương thu hút TNCs vào phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nhanh chóng tạo ra sản phẩm như dệt, may mặc, lắp ráp các thiết bị điện tử và phương tiện giao thông để giải quyết sức ép về tình trạng thất nghiệp và nhanh chóng tạo ra được sản phẩm xuất khẩu. Trong những năm 1980, chính phủ Singapore bắt đầu chuyển nền kinh tế theo hướng khuyến khích các dự án có hàm lượng vốn cao và sang thập kỷ 1990 các ngành có hàm lượng tri thức cao được tập trung phát triển. Để khuyến khích TNCs tiến hành các dự án có hàm lượng vốn lớn và công nghệ cao, chính phủ Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ. Về mặt chính sách, chính phủ Singapore đã sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích như: điều chỉnh tiền lương, kích thích về mặt tài chính đối với doanh nghiệp; TNCs đầu tư với công nghệ tiến tiến, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng khoa học – kỹ thuật còn được hưởng thêm các chế độ ưu

đãi khác. Và cùng với đó là hàng loạt các hoạt động hỗ trợ khác như: tăng cường kết cầu hạ tầng, mở rộng hệ thống các đại diện xúc tiến đầu tư và đổi mới công nghệ tại các nước phát triển. Để tăng cường hơn nữa trong việc tạo cơ hội tiếp cận với công nghệ cao của TNCs, Singapore đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao nền tảng công nghệ trong nước. Tổng chi tiêu cho R & D của Singapore đã tăng từ 0,86% GDP năm 1990 lên đến 2,11% GDP năm 2001. Con số các nhà khoa học và kỹ sư nghiên cứu đã tăng lên nhiều lần, từ 4,300 năm 1990 lên 18,600 năm 2001. Singapore dành khoản chi phí lớn cho R&D bởi theo tính toán trên thực tế, cứ 1% tăng lên trong tổng chi phí cho R&D của Singapore sẽ đóng góp 0,020% tỷ lệ tăng GDP trong giai đoạn ngắn (1 năm). Đây là phần thu nhập quan trọng, bởi vì GDP của Singapore lớn gấp 13 lần so với tổng chi tiêu tích luỹ cho R&D. Rõ ràng đầu tư cho R&D tại Singapore được bù hoàn lại rất cao và mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế.

Cuộc cách mạnh công nghệ lần thứ hai được triển khai đã tạo điều kiện để Singapore xây dựng một nền công nghiệp hiện đại hơn với các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng điện tử dân dụng, máy vi tính, chế tạo máy, lọc dầu và hoá chất. Công nghệ tiên tiến được chuyển giao qua các hoạt động cắm nhánh của TNCs đã giúp Singapore liên tục đổi mới và nâng cấp công nghệ, chuyển nhanh từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang những ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn. Sau 2 thập kỷ, các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao như điện dân dụng, cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử đã chiếm tỷ lệ cao trong xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu trực tiếp đang dần thay thế cho mậu dịch quá cảnh. Năm 1960, hàng tài xuất chiếm 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu còn hàng xuất khẩu trực tiếp chiếm 10% nhưng đến nay hàng tái xuất giảm xuống chỉ còn 35% trong khi đó hàng xuất khẩu trực tiếp lại tăng nhanh chiếm 65% trong giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế của Singapore

Đơn vị tính: triệu SGD Năm Nông nghiệp, thuỷ sản và khai khoáng Công nghiệp chế biến Điện, khí đốt nƣớc Xây

dựng Thƣơng nghiệp Vận tải và bƣu điện Tài chính Các ngàng khác 1976 311,7 3.589,3 273,4 1.201,4 3.578,8 1.752,3 2.674,8 1.268,8 1980 404,2 7.312,7 555,0 1.613,2 5.435,1 3.522,2 4.944,0 1.304,3 1990 237,1 18.010,0 1.250,0 3.548,6 9.999,4 8.741,9 15.323,3 9.318,1 1997 253,7 32.338,8 2.643,1 12.689,2 21.690,6 15.803,8 38.455,0 16.353,3 1998 215,8 32.531,7 2.698,0 12.885,6 20.010,1 15.732,9 37.264,5 16.125,6 1999 216,5 35.623,1 2.405,5 11.197,6 21.959,2 16.650,5 38225,5 15832,9 2000 217,8 42.121,5 2.715,4 9.684,0 26.797,4 17.986,0 41.215,3 18.304,4

Nguồn: Tổng cục thống kê (2002), Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Từ số liệu trên cho thấy, nhóm ngành nông nghiệp, thuỷ sản và khai khoáng giảm từ 311,7 (1976) triệu SGD xuống còn 217,8 triệu SGD (2000), trong khi công nghiệp chế biến năm 1997 tăng gấp 9 lần, năm 2000 tăng gấp 11,7 lần so với năm 1976; tương ứng với thương nghiệp là 6 lần và 7,5 lần; con số với ngành tài chính là 14,4 lần và 15,4 lần. Rõ ràng với chính sách đúng đắn, chính phủ Singapore đã tạo ra nền tảng vững chắc để thực hiện chương trình cải tổ cơ cấu kinh tế trên cơ sở công nghiệp hoá công nghiệp, sử dụng nhiều chất xám hơn.

Theo báo cáo đầu tư ASEAN năm 2008, trong năm 2007, Singapore thu hút được 24 tỷ USD FDI trong đó 91% số vốn được triển khai trong các dự án công nghiệp, cụ thể: 8,6 tỷ USD thuộc các dự án của ngành hóa chất; 5,1 tỷ USD là các dự án thuộc ngành điện tử; 0,9 tỷ USD nằm trong ngành y sinh; các ngành vận tải và kỹ thuật chính xác cũng đạt các con số tương ứng là 0,5 tỷ USD và 0,4 tỷ USD. Rõ ràng, những con số trên đã cho thấy TNCs có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

việc tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại và cơ cấu kinh tế hiện đại qua đó biến Singapore trở thành trung tâm công nghệ của khu vực.

Cùng với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực công nghiệp, khu vưc dịch vụ cũng có những bước tiến mới. Ngành dịch vụ được cơ cấu lại nhằm mục đích tăng cường hơn nữa các ưu thế truyền thống và mở mang thêm những hoạt động mới. Các dịch vụ liên quan đến cảng như bốc dỡ, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp xăng dầu cho tàu bè quốc tế đi đôi với dịch vụ ngân hàng và du lịch quốc tế được triển khai. Hiện nay, Singapore đứng thứ 2 thế giới về khối lượng bốc dỡ, đứng thứ 5 thế giới tính theo khối lượng chuyên trở bằng côngtennơ và là nơi sửa chữa tàu có sức cạnh tranh thế giới. Hệ thống ngân hàng của Singapore với sự tham gia của ngân hàng nước ngoài, khá mạnh về vốn và mạng lưới chi nhánh đã lan toả nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay chi nhánh của 70 ngân hàng lớn của thế giới đang hoạt động ở Singapore đã biến Singapore trở thành trung tâm tài chính tiền tệ của khu vực. Hoạt động dịch vụ tài chính ở Singapore đóng góp vào thu nhập quốc dân tỷ phần lớn nhất, trong 25 năm, thu nhập từ hoạt động này tăng 7,7 lần [19, tr.154].

Như vậy sau 4 thập kỷ xây dựng và phát triển, nền kinh tế Singapore đã có bước tiến dài trên con đường đổi mới và phát triển. Có được thành công này, không thể không kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của TNCs. Rõ ràng, chính sách sử dụng TNCs làm công cụ để phát triển kinh tế đã mang đến những thành công rực rỡ cho nền kinh tế Singapore, từ nền kinh tế chuyển khẩu đến nay Singapore đã có một nền kinh tế phát triển cân đối và hiện đại.

Malaysia

Không đạt được những thành công rực rỡ trong quá trình xây dựng kinh tế ở những thập kỷ qua như Singapore nhưng cho đến nay sau hơn 4 thập kỷ, kinh tế Malaysia đã đạt được những bước phát triển vô cùng ấn tượng. Hiện nay, Malaysia được coi là một trong hai trung tâm công nghệ của khu vực Đông Nam Á và là thành viên có nhiều đóng góp trong các kế hoạch phát triển công nghệ của khu vực. Việc xây dựng được nền kinh tế có cơ cấu ngành cân đối và hiện đại đã

nâng cao vai trò của Malaysia trong khu vực. Bên cạnh là thành viên tích cực của hoạt động chuyển giao công nghệ, Malaysia còn là nhà đầu tư lớn đối với các nước khác trong khu vực. Thành công này đạt được do nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ TNCs được coi là tác nhân chính trong các bộ phận cấu thành thành công của Malaysia.

Với xuất phát điểm là một nước thuộc địa, nên nền kinh tế của Malaysia lạc hậu và cơ cấu ngành mất cân đối, tình trạng này đã buộc Malaysia phải lựa chọn TNCs như một đòn bẩy về vốn và công nghệ để xây dựng và phát triển nền kinh tế. Trên thực tế, sau nhiều nỗ lực từ việc ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư đối với TNCs tới việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nguồn nhân lực mà vai trò của TNCs trọng dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế được thể hiện rất rõ nét. Trong giai đoạn 1968 – 1979, số lượng vốn của TNCs vào Malaysia đạt mức 918,5 triệu USD, chiếm 62% tổng số công ty trách nhiệm hữu hạn tại Malaysia và hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng….. Hoạt động này của TNCs trong giai đoạn này đã có những đóng góp đặc biệt có ý nghĩa trong việc thay đổi bộ mặt cơ cấu ngành kinh tế của đất nước này. Những con số thực tế cho thấy, nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản vẫn là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào tổng GDP nhưng giá trị đóng góp của công nghiệp chế biến, thương mại và tài chính cũng đã tăng lên. Tốc độ tăng trưởng của các ngành thuộc lĩnh vực này đều ở mức cao, năm 1979 so với năm 1976 của công nghiệp chế biến là 2,4 lần, tài chính tăng 2,2 lần và thương nghiệp tăng 1,9 lần. Tuy có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo những cơ sở ban đầu cho quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế và quá trình này bước đầu đã có những dấu ấn thành công nhưng các dự án triển khai của TNCs ở Malaysia trong giai đoạn này phần lớn là các dự án quy mô nhỏ, thời hạn hiệu lực ngắn và trình độ công nghệ chỉ ở mức thấp. Thực tế này đã làm cho Malaysia bị phụ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ và thị trường vào TNCs.

Để khắc phục hạn chế này, chính phủ Malaysia nhận thấy rằng cần phải có những chiến lược định hướng đầu tư rõ hơn đối với TNCs, phải khai thác TNCs ở tư cách là đối tượng hỗ trợ cho quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế chứ không phải là chủ thể chính của quá trình này. Và các chính sách khuyến khích các hoạt động đầu tư của TNCs trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ đã được chính phủ Malaysia triển khai rộng rãi. Thập kỷ 1980 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành thuộc lĩnh vực này, giá trị đóng góp vào GNP tăng đều đặn qua các năm, công chế biến chiếm 19,4% và dịch vụ chiếm 11,2% tổng GNP (1983), năm 1987 tăng ở mức 19,8% và 14,2% và đến năm 1989 tỷ lệ đóng góp của hai ngành này ở mức 23% và 14,4%. Sau hơn 2 thập kỷ lĩnh vực công nghiệp chế biến đã phát triển nhanh chóng, vượt qua các ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản để chiếm vị trí dẫn đầu trong đóng góp GNP tạo điều kiện để nền kinh tế đạt tỷ lệ cân đối giữa các ngành.

Bước sang thập kỷ 1990, kinh tế Malaysia đạt một bước tiến mới với việc tập trung thúc đẩy các ngành công nghiệp chế tạo và đẩy mạnh hoạt động R&D để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và từng bước xây dựng nền kinh tế trí thức. Trong giai đoạn này, chính phủ Malaysia đã tăng cường các nỗ lực trong việc đào tạo nguồn nhân lực và nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút được các dự án đầu tư thực sự có chất lượng về vốn và công nghệ. Tỷ trọng vốn FDI vào các ngành cũng có những thay đổi, trong đó lĩnh vực điện tử thu hút được lượng FDI nhiều nhất với 40,5%, tiếp sau đó là 18,5% thuộc lĩnh vực sản xuất kim loại và con số 15,5% thuộc về ngành hoá chất và các sản phẩm hoá chất. Với cơ cấu phân bổ vốn như trên đã tạo điều kiện để Malaysia đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế tạo. Bên cạnh đó, đối tác đầu tư của Malaysia trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng, điều này tạo điều kiện cho Malaysia có thêm nhiều lựa chọn và qua đó đẩy mạnh hơn định hướng chiến lược đã được xác định – “nền kinh tế tri thức”.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn FDI trong các ngành công nghiệp chế tạo của Malaysia trong giai đoạn 1994 – 7/1998 (%)

TT Nƣớc 1994 1995 1996 1997 7/1998 1994 – 7/1998 1 Nhật Bản 15,57 22,93 27,01 18,87 23,80 22,38

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)