(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)
2.2.2.2 Mâu thuẫn giữa đòi hỏi của các công ty xuyên quốc gia với cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của nước sở tạ
hạ tầng và nguồn nhân lực của nước sở tại
Bên cạnh những khó khăn khách quan, các nước Đông Nam Á cũng gặp phải nhiều vấn đề xuất phát từ nội tại của nền kinh tế. Những khó khăn này là đầu tư cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, nguồn nhân lực chất lượng cao bị thiếu trầm trọng và đặc biệt là hầu hết các nước trong khu vực chưa tạo ra được một môi trường kinh tế vĩ mô phù hợp có lợi cho sự đổi mới cũng như phát triển công nghệ. Điều này đã phần nào làm mất đi cơ hội phát triển của các nước Đông Nam Á.
Các nước phát triển vừa là những nhà đầu tư lớn lại vừa là khu vực thu hút một lượng lớn FDI từ các nước khác. Đầu tư của TNCs vào các nước phát triển do đây là nơi có cơ sở hạ tầng tốt, phù hợp cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt đầu tư trong lĩnh vực R& D thì các nước phát triển là khu vực đầu tư được ưu tiên hàng đầu. Trong những thập kỷ gần đầy, quá trình R & D đang chuyển dần sang các nước Châu Á, tuy nhiên phần lớn tập trung ở các nước Đông Á còn ở ASEAN mới chỉ có Singapore và Malaysia là bước đầu tiếp cận được đầu tư trong lĩnh vực này, tuy nhiên con số vẫn rất khiêm tốn. Nguyên nhân là do còn nhiều hạn chế trong chính sách định hướng phát triển khoa học và công nghệ của các nước Đông Nam Á, thiếu cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động có kỹ năng, kỹ thuật còn quá ít và thiếu những chính sách hiệu quả. Chính sự chậm chạp trong việc đổi mới những yếu tố nói trên mà các quốc gia Đông Nam Á không thu hút được nhiều dự án đầu tư có chất lượng. Điều này cũng là một hạn
chế chủ quan làm giảm đi sự hấp dẫn trong việc triển khai công nghệ nguồn ở các nước Đông Nam Á. Như vậy, nếu TNCs có chuyển công nghệ hiện đại cho các nước chủ nhà thì chưa chắc các nước chủ nhà đã có đủ điều kiện để khai thác chúng. Trong những năm gần đây, dù đầu tư cho lĩnh vực này đã được quan tâm nhưng khả năng cạnh tranh của hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Singapore) cũng chỉ ở mức vừa phải, theo thứ tự thì Malaysia ở mức 35 và Thái Lan ở mức 42.
Thêm vào đó, do chính sách xây dựng nền kinh tế hướng ngoại và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TNCs mà số lượng TNCs xâm nhập vào các nước này tăng nhanh.Tuy nhiên, sự gia tăng ồ ạt của TNCs đã gây nên tình trạng quá tải cho cơ sở hạ tầng của các nước chủ nhà. Sự bất cấp này đã trở thành gánh nặng của chính phủ các nước Đông Nam Á. Ở Thái Lan, câu chuyện tắc xe thường xuyên xảy ra ở các thành phố lớn. Có điều này do lượng xe hơi ở các thành thị tăng 3 lần trong 10 năm qua, trong khi đầu tư cho cơ sở hạ tầng lại thấp hơn rất nhiều. Theo thống kê, nạn kẹt xe kinh niên ở Bankok khiến cho năng suất kinh tế của thành phố này giảm 2%.
Nguồn lao động ở ASEAN vốn được coi là một yếu tố hấp dẫn đầu tư của TNCs thì nay lại đang bị khai thác quá mức mà ít nhận được sự đầu tư trở lại một cách tương ứng. Theo nghĩa đó, vấn đề này đang được xem là yếu tố dẫn đến mâu thuẫn giữa đòi hỏi của TNCs với nguồn nhân lực của nước sở tại.
Trong những thập kỷ gần đây, mặc dù yếu tố lao động rẻ vẫn có ý nghĩa song không phải là quyết định, thay vào đó là yếu tố lao động có kỹ năng và lao động có chuyên môn. Tuy nhiên, việc đào tạo người lao động của các nước sở tại chưa đáp ứng được yêu cầu của TNCs. Có điều này do, chi phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực ở các nước này chưa nhiều, chưa đồng bộ. Việc đào tạo không xuất phát từ nhu cầu thị trường dẫn đến ngành cần nhiều thì thiếu còn ngành cần ít thì lại quá nhiều. Trong khi đó, công tác đào tạo của TNCs cũng không được như mong muốn, để giữ độc quyền công nghệ và tránh bị mất cắp mà họ chỉ đào tạo công nhân trong giới hạn công việc. Vì vậy, khi dự án hết thời gian hoạt động hoặc vì một lý do gì đó mà phải dừng hoạt động thì số lao động này rất khó kiếm việc làm khác.
Cách mạng khoa học – công nghệ phát triển đã làm cho công nghệ chế tạo truyền thống thay đổi, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong phân công lao động quốc tế. Ở Đông Nam Á xuất hiện một mâu thuẫn, đó là vừa thiếu lao động vừa thừa lao động, thừa lao động giản đơn nhưng lại thiếu lao động được đào tạo. Theo thống kê, mỗi năm Thái Lan cần tới 10.000 kỹ sư nhưng lại thiếu người do các giáo sư và giảng viên dạy đại học ở những ngành khoa học kỹ thuật [25, tr.11]. Chính phủ Malaysia có tham vọng bước nhanh vào nền kinh tế tri thức, trong đó chủ yếu là dựa vào phát triển công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên kỹ thuật trong tổng dân số chỉ ở mức 0,07%, tỷ lệ người học nghề kỹ thuật trên tổng dân số cũng thấp, chỉ có 0,17%. Tỷ lệ sinh viên trong độ tuổi đại học là 7%, tỷ lệ sinh viên khoa học và công nghệ trong tổng sinh viên của cả nước chỉ là 0,15%.
Như vậy, sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế đã khiến các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối phó với khoảng trông khá xa giữa cung và cầu lao động kỹ thuật và kỹ sư giỏi. Ngay cả những nước được coi là có nền kinh tế hiện đại như Malaysia và Singapore thì đây cũng là một vấn đề phải được cải thiện.
TNCs không chỉ mang đến cho nền kinh tế Đông Nam Á những thành công mà còn cả những mặt hạn chế nhất định. Cùng với những mặt tích cực và những hạn chế, thách thức gặp phải, các nước Đông Nam Á phải nhận thức được rằng đây không phải là tất yếu khách quan mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc xử lý mối quan hệ trên cơ sở giao thoa lợi ích của hai bên. Muốn phát huy được mặt tích cực và hạn chế những thách thức trong hoạt động của TNCs đòi hỏi chính phủ các nước Đông Nam Á phải có chính sách đồng bộ, linh hoạt và mềm dẻo.
CHƢƠNG 3