VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
3.2.1.2 Các công ty xuyên quốc gia đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế
trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế
Khu vực FDI ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp FDI cùng với khu vực tư nhân trong nước đóng góp
khoảng 51% tổng giá trị GDP hàng năm, tương đương với tổng sản phẩm quốc dân của khu vực nhà nước.
Xét trên phương diện đóng góp vào GDP thì trong những năm qua tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng, từ 2% năm 1992 lên 13,9% năm 2002 và 14,2% năm 2003.
Bên cạnh góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoạt động đầu tư của TNCs còn nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.
Trước khi đổi mới, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam chiếm đa số trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp chỉ chiếm con số rất nhỏ. Trong khu vực công nghiệp thì phần lớn chỉ là các ngành công nghiệp sơ chế với kỹ thuật lạc hậu, yếu kém. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, khu vực công nghiệp Việt Nam đã đón nhận một lượng vốn lớn. Nhờ đó, trong hai thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng…. Năm 2004, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 35,68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, trong khỉ tỷ lệ này chỉ là 25,1% năm 1995. Đến nay, khu vực có vốn FDI đóng góp100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ôtô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng giầy da; 25% thực phẩm đồ uống [8]….Nhìn chung tốc độ tăng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn duy trì ở mức cao.
Trong một thập kỷ trở lại đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với lợi thế về vốn, về công nghệ và mối quan hệ thị trường nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này cũng gia tăng mạnh, đã đóng góp lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Nếu như giai đoạn 1988 – 1991, các doanh nghiệp trên mới xuất khẩu được 52 triệu USD thì đến giai đoạn 1992 – 1994 đã xuất được 577 triệu USD, năm 1995 là 400 triệu USD và năm 1998 là 800 triệu [59, tr.4].Tỷ trọng của các doanh nghiệp này trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày một tăng, từ 4% năm 1991 lên 54,6% năm 2003. Sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp FDI cũng giúp cho tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam tăng nhanh, năm 1991 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, đến năm 2004 con số này đã là 26,5 tỷ USD, tăng gấp 13,5 lần. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, mặc dù khu vực doanh nghiệp FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu ròng của chúng lại không cao. Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng dây chuyển lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.
Thêm vào đó, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng vào nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Theo tính toán của tổng cục thuế, năm 2002, khu vực FDI đóng góp 480 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 4,2 lần so với năm 1994. Tính riêng giai đoạn 1996 – 2002, khu vực này đóng góp vào ngân sách trung bình ở mức 6% (không kể dầu thô) [1, tr.23]. Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán [1, tr.123]
Như vậy, vai trò quan trọng của TNCs trong việc thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển đang ngày càng được khẳng định.