Nguồn vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia là yếu tố quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 89 - 90)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.2.1.1Nguồn vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia là yếu tố quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Việt Nam tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ xuất phát điểm thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn thì nguồn vốn FDI của TNCs được coi là nguồn bổ sung quan trọng cho hoạt động đầu tư trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu Đổi mới của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, từ khi đề ra sách lược về tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cho đến nay thì nhu cầu về vốn lúc nào cũng là đòi hỏi cấp thiết, mặc dù về cơ bản và lâu dài, vốn trong nước có ý nghĩa quyết định nhưng nguồn FDI vẫn đóng vai trò tối quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển nền kinh tế Việt Nam .

Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng do tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TNCs mà FDI ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động đầu tư của Việt Nam. Theo thống kê, đến cuối năm 1993, ở Hà Nội có 888 công ty tư nhân với tổng số vốn đăng ký là 39 triệu USD, như vậy trung bình

khoảng 44.000 USD/công ty, còn số tài sản mới chỉ khoảng 100.000 USD/công ty. Những con số trên cho thấy nguồn vốn huy động trong nước còn rất khiêm tốn. Ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 2 tháng đầu năm 1996 đã có thêm 166 doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 83,8 tỷ đồng (tương đương 7,6 triệu USD), Theo đó vốn bình quân của một công ty nội địa chiếm khoảng 44.000 USD/công ty trong khi đó vốn bình quân của một chi nhánh của TNCs trong thời kỳ đó đăng ký hoạt động ở Việt Nam là 26,7 triệu USD [61]. Điều đó cho thấy năng lực về vốn từ nguồn FDI ở Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn trong nước.

Từ những con số trên đặt ra câu hỏi là nguồn vốn nào để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ? Câu trả lời khá rõ ràng là một mặt phải phát huy nội lực, mặt khác cần khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và lĩnh vực công nghệ cao.

Thực tế trong những năm qua cho thấy, nguồn vốn FDI của TNCs ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo các cuộc nghiên cứu gần đây, thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp quan trọng vào GDP và với tỷ trọng ngày càng cao. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, hoạt động của TNCs có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ và TNCs tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Hoạt động của TNCs cũng có tác động tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 89 - 90)