Chính sách khuyến khích đầu tƣ của chính phủ các nƣớc

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 42 - 44)

(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)

2.1.1.2 Chính sách khuyến khích đầu tƣ của chính phủ các nƣớc

Để xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn ngay khi mới giành được độc lâp, các nước Đông Nam Á đã sớm ban hành và hoàn thiện hệ thống luật pháp về thu

hút đầu tư nước ngoài trong đó có nhiều chính sách thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư. Có thể phân loại các chính sách và biện pháp khuyến khích, ưu đãi đối với TNCs trên những khía cạnh sau:

Tăng cường xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đây là vấn đề mà các nước trong khu vực đều quan tâm, vì họ quan niệm, TNCs chỉ yên tâm bỏ vốn kinh doanh khi được luật pháp của nước tiếp nhận khuyến khích và bảo hộ. Thực tế cho thấy, kể từ khi giành được độc lập đến nay, để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TNCs mà chính phủ các nước Đông Nam Á đã nhiều lần thay đổi chính sách và chiến lược để hoạt động của TNCs đạt hiệu quả cao và tăng cường sức hấp dẫn của mình đối với TNCs.

Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận đầu tư từ TNCs, các nước Đông Nam Á đều nỗ lực trong việc khắc phục những yếu kém của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Hạ tầng xã hội bao gồm: trường học, nhà ở, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, du lịch, hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật bao gồm: hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, sân bay, bến cảng và kho chứa. Nhờ quan tâm và ưu đãi đúng mức nên đến nay hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội ở các nước thành viên đều khá phát triển, tiêu biểu là Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Chính sách nhất quán và thủ tục đơn giản tập trung một cửa đã góp phần thu hút TNCs. Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi và tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút FDI của TNCs, một số nước Đông Nam Á đã lập các cơ quan chuyên trách như: Malaysia là cơ quan thẩm quyền về phát triển công nghiệp (MIDA), ở Thái Lan là cục đầu tư Thái Lan (BOI) và ở Singapore là hội đồng phát triển kinh tế (EDB). Các cơ quan này có vai trò tư vấn, hướng dẫn thủ tục cho TNCs khi có dự án triển khai, đồng thời có nhiệm vụ triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư của chính phủ để hoạt động thu hút đầu tư đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, chính sách một cửa đã giúp TNCs tránh được nhiều phiền toái trong việc thiết lập các dự án ở nước sở tại cũng là một yếu tố cấu thành môi trường đầu tư thuận lợi.

Như vậy, cùng với những lợi thế về tự nhiên, các chính sách và biện pháp về việc xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi của chính phủ các nước Đông Nam

Á đang tạo lợi thế cạnh tranh cho khu vực, góp phần biến Đông Nam Á trở thành thị trường đầu tư tiền năng của TNCs.

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)