ĐẶC TRƢNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 87 - 89)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.1. ĐẶC TRƢNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀO VIỆT NAM

3.1. ĐẶC TRƢNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀO VIỆT NAM VIỆT NAM

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% giai đoạn 1990 – 2004, GDP bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm, tỷ lệ người nghèo giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 24% vào năm 2004 [1, tr.9]. Có được thành tựu trên không thể không kể đến vai trò to lớn của TNCs hoạt động tại Việt Nam kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành (1987). Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy được tính hai mặt của chủ thể kinh tế TNC, vì vậy để có thể khai thác tốt các nguồn lợi mang lại từ thực thể này thì việc hiểu đặc trưng, bản chất của nó để từ đó có những sách lược khai thác hiệu quả và đối phó kịp thời là một việc làm cần thiết. Thực tế hoạt động của TNCs ở Việt Nam trong 2 thập kỷ qua cho thấy chúng có những đặc trưng nổi bật sau:

Về quy mô, vốn của các dự án trong hoạt động cắm nhánh ở Việt Nam nhìn chung đều là quy mô vừa và nhỏ, trung bình cho cả giai đoạn 1988 – 2003 chỉ ở mức 8,3 triệu USD. Đáng chú ý, sau khi đạt mức 23 triệu/dự án vào năm 1996 thì từ năm 2000 trở lại đây quy mô vốn của dự án ngày càng nhỏ, chỉ ở mức 5 triệu USD và đến năm 2003 còn 2,5 triệu USD, nhưng đã tăng lên 3,1 triệu trong năm 2004. Theo thống kê, hiện mới chỉ có khoảng 80 trong tổng số 500 TNCs hàng đầu có mặt tại Việt Nam [8].

Về hình thức sở hữu, do nhiều lý do trong đó có chính sách hạn chế thành lập các công ty chi nhánh 100% vốn của công ty mẹ của chính phủ Việt Nam mà cho đến giữa thập kỷ 1990 hoạt động cắm nhánh của TNCs ở Việt Nam phần lớn là liên doanh. Từ năm 1997, hạn chế này được xoá bỏ đã làm cho hình thức sở hữu có sự dịch chuyển dự án đầu tư từ liên doanh sang 100% vốn. Hình thức liên

doanh giảm từ 69% tổng vốn đăng ký xuống còn 42,5% trong thời điểm hiện tại [1, tr.17]. Còn hình thức 100% vốn nước ngoài liên tục tăng, năm 2001 chiếm 71% dự án, năm 2002 chiến 77%, năm 2003 chiếm 96% và năm 2004 chiến 71,7%. Tuy nhiên, nều xét về vốn đầu tư thực hiện thì các dự án liên doanh vẫn đứng đầu với gần 11 tỷ USD (chiếm khoảng 50%). Mặc dù vốn liên doanh thực hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn thực hiện nhưng nhìn chung, phần vốn thực hiện đó chủ yếu do TNCs góp. Giai đoạn 1991 – 1996, số vốn góp của Việt Nam chiếm tỷ trọng 14%; sang giai đoạn 1997 – 2000, vốn góp phía Việt Nam chỉ đạt ở mức bình quân 8,4%. Trong đó phần đóng góp này của phía Việt Nam cũng chỉ góp chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất [5, tr.118-119].

Về cơ cấu đầu tư theo ngành, các dự án đầu tư của TNCs tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và có những đóng góp không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Năm 2004, các dự án của lĩnh vực công nghiệp chiếm tới 79% tổng số dự án, 78% tổng vốn đăng ký và 77,3% tổng vốn giải ngân [1, 17]. Sau công nghiệp là lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dịch vụ tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn pháp định chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2003 chỉ chiếm 23% tổng vốn đăng ký. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, các dự án đầu tư của TNCs chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích đầu tư nhưng tỷ trọng đầu tư FDI vào khu vực này nhưng vẫn không thu hút được các dự án. Tính đến hết năm 2004, số dự án FDI vào lĩnh vực này chiếm 13,6% tổng số dự án đấu tư, 7,5% tổng vốn FDI và 6.3% FDI thực hiện [5, tr 106].

Về địa bàn đầu tư, cho đến nay TNCs đã có mặt ở 64/64 tỉnh, thành phố Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn TNCs tập trung các nhà máy, xí nghiệp của mình ở các đô thị và các khu công nghiệp tập trung, nơi có cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kỹ năng. Riêng 4 tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương trong năm 2004 đã thu hút 2,61 tỷ đôla, chiếm 61,7 tổng vốn FDI đăng ký của cả nước, 65,5% số dự án [1, tr.18]. Cơ cấu đầu tư của TNCs cũng có sự chênh lệch giữa miền Bắc và Miền Nam, các dự án đầu tư vào khu vực phía Nam thường cao hơn và vốn FDI thực hiện ở khu vực phía Nam

cũng cao hơn. Có điều này do các tỉnh miền Nam được nhìn nhận là có môi trường đầu tư cởi mở, thông thoáng hơn và nguồn nhân lực cũng phong phú hơn.

Về đối tác đầu tư, đến nay đã có 86 nước và vũng lãnh thổ có TNCs hoạt động tại Việt Nam trong đó Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 63,3% tổng số dự án và 63% tổng số vốn đăng ký. Trong khi các đối tác từ Châu Âu chỉ giữ vị trí khiêm tốn với tỷ lệ tương ứng là 16% và 24%. Đầu tư của Mỹ đã tăng đáng kể trong vai năm trở lại đây, hiện chiếm khoảng 4% tổng số dự án và 2,7% tổng vốn đăng ký, con số nay quá nhỏ bé so với quy mô về hoạt động của TNCs Mỹ [52, tr.4].

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)