VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
3.3.2.2 Cơ cấu đầu tư thay đổi theo hướng tiến bộ
Về cơ cấu vùng: Mặc dù 2 thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng vốn đầu tư của TNCs, song cơ cấu đầu tư theo vùng cũng đã có những chuyển biến tích cực, hình thành các “tam giác tăng trưởng” ở hai vùng kinh tế lớn của đất nước. Khu vực miền Trung cũng đã
có nhiều khởi sắc trong việc thu hút đầu tư của TNCs. Ngoại trừ một vài tỉnh đặc biệt khó khăn còn ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước đều đã thu hút được các dự án đầu tư của TNCs tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế địa phương [37, tr.123-124].
Bảng 3.3: Các địa phƣơng dẫn đầu về thu hút FDI
(Tính đến tháng 10/2005)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Địa phƣơng Số dự án Vốn đầu tƣ Vốn thực hiện TP. Hồ Chí Minh 1.772 11.937,64 5.963,94 Hà Nội 636 9.236,43 3.154,63 Đồng Nai 688 8.408,88 3.731,94 Bà Rịa-Vũng Tàu 199 2.177,35 1.224,52 Hải Phòng 178 1.948,88 1.203,92 Vĩnh Phúc 87 726,42 413,67 Thanh Hoá 16 701,96 419,35 Long An 94 690,23 292,58 Hải Dƣơng 72 672,50 376,01
Nguồn: Trần Văn Hoá (Chủ biên) (2007), Hiệp định tương mại tự do ASEAN + 3 và tác động tới kinh tế - thương mại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Về cơ cấu ngành: Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng đầu tư trực tiếp vào các ngành sản xuất vật chất và xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn tiếp tục gia tăng nhanh. Năm 1995 có 67% tổng số dự án, chiếm 50,6% tổng số vốn đầu tư là công nghiệp; năm 1996, các ngành sản xuất vật chất và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị chiếm gần 85% tổng số vốn đầu tư được cấp giấy phép.
Bảng 3.4: Tổng vốn đầu tƣ theo ngành năm 1996
Stt Ngành (% dự án) Tỷ lệ % vốn
TT Ngành (% dự án) Tỷ lệ % vốn
1 Công nghiệp (47,8%) 37,0 6 Nông nghiệp (13,1) 3,7
2 Văn phòng căn hộ khu đô thị 23,9 7 KCX – KCN 2,3% 3 Khach sạn, du lịch (9,6) 15,2 8 Văn hoá, y tế GD (2,9) 1.0 4 Xây dựng (9,6) 8,3 9 Dịch vụ (2,5) 0,8
5 Bưu điện, GTVT (5,3) 7,1 10 Tài chính, ngân hàng (1,5)
0,7
Nguồn: Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế 1999, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nếu những năm đầu thu hút đầu tư của TNCs, số dự án nhỏ, đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, du lịch, dịch vụ còn chiếm tỷ lệ lớn thì sang những năm gần đây đã xuất hiện nhiều dự án xây dựng có quy mô lớn như xây dựng các khu chế xuất – khu công nghiệp, sản xuất vật liệu xi măng… Theo nguồn của tổng cục thống kê thì đến năm 2009, cơ cấu FDI phân theo ngành đã có những bước chuyển biến to lớn, các ngành công nghiệp chiếm phần lớn lượng FDI vào Việt Nam sau đó là các ngành dịch vụ.
Bảng 3.5: Tổng vốn đầu tƣ theo ngành tại Việt Nam (Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 19/6/009) STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến, chế tạo 6,616 87,400,937,034 29,120,840,178 2 KD Bất động sản 298 33,929,358,767 9,055,139,756 3 DV lưu trú và ăn uốn 247 10,937,627,712 2,342,597,243 4 Xây dựng 448 9,117,746,207 3,249,325,900 5 Thông tin và truyền thông 527 4,644,183,917 2,891,322,136 6 Nghệ thuật và giải trí 14 3,662,077,178 1,077,696,799 7 Khai khoáng 64 3,078,076,547 2,384,555,156 8 Nông, lâm nghiệp; thuỷ sản 473 2,960,297,601 1,452,552,075 9 Vận tải, kho bãi 269 2,125,380,039 794,886,012
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Với sự chuyển biến to lớn trong cơ cấu ngành như trên đã và đang làm thay đổi về chất của nền kinh tế Việt Nam. Cơ cấu kinh tế sau hơn một thời gian dài gần như không thay đổi thì này đã có những bước chuyển biến rõ rệt.
Khái quát thành tựu Việt Nam trong quá trình đổi mới, nhiều báo chí trong nước và ngoài nước đã đánh giá 1 trong 10 sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam là “Đầu tư của TNCs đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế Việt Nam”. Thực tế cho thấy, chính sách đổi mới trong thu hút TNCs đã góp phần phá thế bị bao vây, cô lập, cấm vận của các thế lực thù địch chống Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phù hợp với xu thế chung của thời đại.