Các công ty xuyên quốc gia tạo thêm việc làm cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 92 - 93)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.2.1.3 Các công ty xuyên quốc gia tạo thêm việc làm cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực

và phát triển nguồn nhân lực

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số người làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày một tăng thêm. Từ năm 1993 đến năm 1998, trung bình mỗi năm lao động trong khu vực FDI tăng lên khoảng 46.000 người. Số việc làm trực tiếp được tạo ra từ khu vực này liên tục tăng nhanh, năm 1996 là 17.000 lao động, năm 1997 là 250.000 người, năm 1999 là 296.000 người, năm 2000 là 379.000 người [38, tr.5] và năm 2003 là khoảng 620.000 người.

Tuy nhiên, để có được một bức tranh tổng quát về vai trò tạo việc làm của khu vực doanh nghiệp FDI còn cần phải kể đến kết quả tạo việc làm gián tiếp. Việc làm gián tiếp ở đây là những việc làm tại các doanh nghiệp không có vốn FDI nhưng có quan hệ phụ thuộc vào khu vực FDI như: cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm đầu vào, tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Năm 1998, việc làm gián tiếp do FDI tạo ra đã giải quyết công việc làm cho khoảng 553.570 người, năm 2004

số việc gián tiếp lên tới 1,5 triệu người. Năm 2005 tổng số việc làm do FDI tạo ra bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp đã giải quyết công việc làm cho 84 nghìn người, chiếm khoảng 2% tổng lao động của cả nước [17, tr.49].

Mặt khác, ở các doanh nghiệp FDI, công nhân làm việc với năng suất và cường độ làm việc cao hơn xí nghiệp nội địa nên cũng có thu nhập khá hơn; đây cũng đang là yếu tố cạnh tranh vừa tích cực vừa tiêu cực trong thị trường lao động Việt Nam, nhất là đối với lao động có tay nghề cao, lao động chất xám. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp FDI gấp 1,75 – 2 lần so với các doanh nghiệp nhà nước và 2,8 – 3,9 lần so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính điều này đã là động lực khuyến khích người lao động tự giác nâng cao trình độ tay nghề, rèn luyện tác phong công nghiệp và qua đó hình thành nên đội ngũ những người lao động có kỷ luật, có kỹ thuật. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)