Hoạt động chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 47)

(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)

2.1.2.3 Hoạt động chuyển giao công nghệ

Đi đôi với đầu tư trực tiếp là quá trình chuyển giao công nghệ của TNCs. Trên thực tế, có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc đánh giá thuận lợi cũng như thách thức trong việc tiếp nhận công nghệ của các nước Đông Nam Á từ TNCs.

Nhưng rõ ràng cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều xuất phát từ lợi ích của mình mà chấp nhận việc chuyển giao này.

Các hình thức chuyển giao kỹ thuật – công nghệ ở các nước Đông Nam Á mà TNCs thực hiện dưới các hình thức sau:

Thứ nhất, hình thức hợp đồng chọn gói. Với hình thức này phía chuyển nhượng ký hợp đồng với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng một loại công nghệ nào đó cùng các máy móc thiết bị và những kiến thức, kinh nghiệm để xây dựng và sử dụng công trình đó với giá thành toàn bộ. Tuy nhiên, những công nghệ được chuyển giao dưới hình thức này là những công nghệ hạng hai và ba. Đối với các TNCs đây là hình thức kéo dài vòng đời công nghệ còn với các nước Đông Nam Á thì các công nghệ này phù hợp với điều kiện về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của mình.

Thứ hai, hình thức khác khá phổ biến là trao đổi kỹ thuật công nghệ và tham gia cổ phần. Bằng cách này, ngoài việc góp vốn TNCs còn chuyển giao cả kiến thức, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm sử dụng thiết bị và tiêu thụ sản phẩm. Cũng qua hình thức chuyển giao này, TNCs thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá. Đây là khía cạnh phản ánh mối liên hệ giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá.

Thứ ba, hình thức bán phát minh sáng chế và bí quyết kỹ thuật. Với hình thức này các tri thức kỹ thuật kết tinh trong quá trình sản xuất, tổ chức quản lý cũng như sơ đồ thiết kế và những thông tin thị trường, phương pháp tiêu thụ sản phẩm,… được trao đổi dưới dạng hàng hoá. Hình thức này ngày càng có vị trí quan trọng trong chuyển giao kỹ thuật – công nghệ và đặc biệt quan trọng đối với những nước đã có trình độ kỹ thuật khá mạnh có đủ khả năng khai thác những phát minh sáng chế và hiểu được những bí quyết kỹ thuật, vì vậy thường được áp dụng ở các nước công nghiệp mới (NIC). Trong các nước Đông Nam Á, hình thức này đã được tiến hành ở Singapore, Malaysia, Thái Lan còn ở Indonesia, Phillipin mới được áp dụng trong những năm gần đây.

Việc chỉ ra các đặc trưng của TNCs ở Đông Nam Á đã cho thấy không thể lấy việc nhập khẩu vốn và kỹ thuật từ TNCs thay thế cho chiến lược tích luỹ vốn

và phát triển công nghệ của quốc gia được mà chỉ nên dựa vào nguồn vốn và công nghệ của TNCs để giải quyết từng mặt, từng khâu khó khăn. Còn để phát triển kinh tế bền vững thì phải có chiến lược tổng thể, chỉ nên dùng vốn và công nghệ đó để hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược xây dựng nền tảng vững chắc cho kinh tế đất nước.

2.2. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)