CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 87)

VIỆT NAM

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% giai đoạn 1990 – 2004, GDP bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm, tỷ lệ người nghèo giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 24% vào năm 2004 [1, tr.9]. Có được thành tựu trên không thể không kể đến vai trò to lớn của TNCs hoạt động tại Việt Nam kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành (1987). Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy được tính hai mặt của chủ thể kinh tế TNC, vì vậy để có thể khai thác tốt các nguồn lợi mang lại từ thực thể này thì việc hiểu đặc trưng, bản chất của nó để từ đó có những sách lược khai thác hiệu quả và đối phó kịp thời là một việc làm cần thiết. Thực tế hoạt động của TNCs ở Việt Nam trong 2 thập kỷ qua cho thấy chúng có những đặc trưng nổi bật sau:

Về quy mô, vốn của các dự án trong hoạt động cắm nhánh ở Việt Nam nhìn chung đều là quy mô vừa và nhỏ, trung bình cho cả giai đoạn 1988 – 2003 chỉ ở mức 8,3 triệu USD. Đáng chú ý, sau khi đạt mức 23 triệu/dự án vào năm 1996 thì từ năm 2000 trở lại đây quy mô vốn của dự án ngày càng nhỏ, chỉ ở mức 5 triệu USD và đến năm 2003 còn 2,5 triệu USD, nhưng đã tăng lên 3,1 triệu trong năm 2004. Theo thống kê, hiện mới chỉ có khoảng 80 trong tổng số 500 TNCs hàng đầu có mặt tại Việt Nam [8].

Về hình thức sở hữu, do nhiều lý do trong đó có chính sách hạn chế thành lập các công ty chi nhánh 100% vốn của công ty mẹ của chính phủ Việt Nam mà cho đến giữa thập kỷ 1990 hoạt động cắm nhánh của TNCs ở Việt Nam phần lớn là liên doanh. Từ năm 1997, hạn chế này được xoá bỏ đã làm cho hình thức sở hữu có sự dịch chuyển dự án đầu tư từ liên doanh sang 100% vốn. Hình thức liên

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)