Các công ty xuyên quốc gia Mỹ

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 29)

Lịch sử hình thành và phát triển các công ty xuyên quốc gia cho thấy, những công ty có tính chất quốc tế được sinh ra đồng thời ở Châu Âu và Mỹ. Trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, giai đoạn bùng nổ kinh tế của Mỹ, TNCs Mỹ đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và tầm ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển và cho đến tận ngày nay, ưu thế về tiềm lực kinh tế, khoa học – công nghệ, cạnh tranh, thị trường vẫn thuộc về TNCs Mỹ.

Hiện nay, Mỹ là nước có số lượng TNCs nhiều nhất và luôn là những công ty hoạt động hiệu quả. Trong báo cáo hàng năm về 500 công ty lớn nhất thế giới của Tạp chí Forture, TNCs Hoa Kỳ luôn chiếm số lượng lớn. Cụ thể, trong 500 công ty lớn nhất toàn cầu về doanh thu năm 2003 thì Mỹ có 189 công ty, chiếm 37,8% trong khi nền kinh tế lớn thứ hai là Nhật Bản chỉ có 82 công ty, chiếm 16,4%, và những vị trí đứng đầu phần lớn đều thuộc về các công ty Mỹ, như Wal-

Mart Stores, Exxon Mobil. Xét về hoạt động, Hoa Kỳ cũng là nước có nhiều TNCs có mức lợi nhuận cao nhất. Trong số 50 công ty có lợi nhuận lớn nhất năm 2003, Mỹ có 25 công ty, trong đó 4 vị trí đứng đầu đều thuộc về TNCs Mỹ. Trong công bố của Fortune về 500 công ty lớn nhất của Mỹ năm 2005, tổng doanh thu của 500 công ty Mỹ lớn nhất liên tục tăng trong vòng 5 năm qua, từ 66% GDP năm 2001 lên 73% GDP năm 2004 và 74% GDP năm 2005, với giá trị lên tới 9.088.019,2 tỷ USD. Giá trị tài sản của 500 công ty này cũng lên đến 23.977.197,8 tỷ USD và lợi nhuận là 610.074,4 tỷ USD [79].

Về cơ cấu tổ chức, TNCs của Mỹ luôn được cấu tạo bởi một công ty mẹ ở Mỹ và nhiều công ty con, cắm nhánh ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Chúng được tổ chức theo hình thức concern hoặc conglomerate và được quản lý theo kiểu mạng lưới. Cách thức tổ chức và quản lý như vậy tạo điều kiện cho các công ty Mỹ hoạt động khắp thế giới. Các concern Mỹ thường là các tập đoàn bao gồm các xí nghiệp sở hữu toàn phần, chúng được hình thành bằng phương pháp các công ty lớn thôn tính công ty cùng ngành sản xuất kinh doanh yếu hơn và biến chúng thành các chi nhánh của mình. Đây là kiểu liên kết theo chiều ngang. Conglomerate lại là hình thức tổ chức khác, rất hiệu quả. Việc điều hành hoạt động conglomerate gọn nhẹ, linh hoạt và chủ yếu là kiểm soát hoạt động của các chi nhánh thông qua hệ thống tài chính và chỉ đạo hành chính kiểu mạng lưới. Các conglomerate thôn tính các công ty thông qua việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Chúng mua bất kể công ty nào, thuộc các ngành khác nhau nếu thấy có lợi. Đây là loại liên kết theo chiều dọc. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy rất ít các công ty Mỹ hoạt động thuần tuý theo một kiểu tổ chức nào mà chúng thường được tổ chức đan xen, phụ thuộc vào điều kiện hoat động cụ thể.

Khi TNCs Mỹ đóng góp vốn thành lập công ty liên doanh với nước ngoài, nều số vốn phía Mỹ góp trên 10% thì nó được coi là chi nhánh hay công ty con của TNCs Mỹ. Về TNCs Mỹ còn có khái niệm chi nhánh nƣớc ngoài có sở hữu đa số (MOFA), khái niệm này dùng để chỉ các công ty con có trên 50% vốn do công ty mẹ sở hữu. Như vậy, các công ty con ở nước ngoài có trên 10% số vốn công ty mẹ được gọi là chi nhánh nước ngoài và nếu có trên 50% vốn của công ty mẹ thì được gọi là MOFA. Trên thực tế để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, TNCs Mỹ

đặc biệt cẩn trọng khi tiến hành thiết lập các chi nhánh tại nước ngoài, các công ty luôn duy trì một tỷ lệ phù hợp để có được ưu thế trong việc điều hành chi nhánh. Năm 1994, trong tổng số 21.300 chi nhánh nước ngoài của TNCs Mỹ, số có sở hữu 100 vốn của công ty mẹ chiếm tới 80%, các công ty có dưới 99,9% số vốn thuộc sở hữu của công ty mẹ chỉ chiếm 20% tổng số các công ty chi nhánh.

Mục tiêu của TNCs Mỹ khi thực hiện đầu tư ở nước ngoài là tiêu thụ sản phẩm ở thị trường địa phương, vì khi đầu tư vào đây sẽ giúp cho chúng nắm bắt nhanh chóng và hiệu quả thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, chiếm lĩnh thị trường nhanh, giảm chi phí sản xuất, thu được lợi nhuận cao và tránh được hàng rào bảo hộ của nước nhận đầu tư. Chính vì vậy mà các Công ty Mỹ thường tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các công ty chi nhánh và công ty mẹ. Trên thực tế, các công ty mẹ của Mỹ cung ứng cho các chi nhánh ở nước ngoài nhiều hơn là nhập khẩu ngược lại. Phần lớn xuất khẩu sang các chi nhánh của TNCs là các trang thiết bị, máy móc công nghiệp, phương tiện giao thông, các loại hoá chất…Như vậy, công ty mẹ chủ yếu xuất khẩu các chi tiết chính của sản phẩm với kỹ thuật cao còn các công ty chi nhánh chỉ sản xuất các chi tiết phụ, làm nhiệm vụ lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. TNCs Mỹ luôn coi trọng sản xuất ở chính quốc, các công đoạn sản xuất chủ chốt thuộc về bí quyết công nghệ hay các sản phẩm độc quyền được tập trung thực hiện ở các công ty mẹ và hoạt động theo hướng xuất khẩu ra bên ngoài là mục tiêu chính. Còn các chi nhánh ở nước ngoài thực hiện tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường địa phươg nhưng chỉ đối với loại sản phẩm mà việc sản xuất ra chúng không hoặc ít sử dụng công nghệ tiên tiến. Những chi tiết chính của sản phẩm vẫn phải nhập khẩu từ công ty mẹ, chúng chỉ đóng vai trò làm đầu mối tiêu thụ, tránh các rào cản của địa phương.

Xét về các ngành hoạt động thì TNCs Mỹ tập trung vào lĩnh vực chế tạo sản xuất và coi đây là lĩnh vực xương sống của nền kinh tế Mỹ. Ngành chế tạo sản xuất luôn dẫn đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu của TNCs Mỹ. Đây chính là ngành truyền thống có lợi thế cạnh tranh cao do Mỹ luôn dẫn đầu về vốn, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ…

TNCs Mỹ đặc biệt quan tâm tới R&D vì đây ngoài là lợi thế truyền thồng của Mỹ còn là nhân tố quan trọng trong nâng cao năng suất và tạo lợi thế cạnh

tranh. Phần lớn các khoản đầu tư vào R&D của TNCs Mỹ là dành cho hoạt động phát triển, trong đó 73% thuộc các lĩnh vực như kỹ thuật, thiết kế, làm mẫu và các nhà máy chế tạo thử. Khoảng 21% được phân bổ cho các nghiên cứu ngắn hạn về các dây chuyền kinh doanh hiện đang hoạt động hoặc đã được lên kế hoạch. Chỉ khoảng 5 – 6% của R&D là cho các loại hoạt động dài hạn, có độ rủi ro cao thường được gọi là nghiên cứu cơ bản. Người ta dự tính, hàng năm ở Mỹ chi phí khoảng 170 tỷ USD cho R&D, chiếm khoảng 2,5% GDP toàn nước Mỹ, trong đó khoảng 60% do TNCs tự đầu tư bằng vốn của chính họ. R&D của Mỹ tập trung vào hai ngành chính: dịch vụ và chế tạo điện tử thông tin và thiết bị, vật dụng y tế. Chỉ trong vòng 6 năm, các ngành này cộng lại đã chiếm từ 55% R&D tổng hợp của Mỹ năm 1994 lên 67% năm 2000. Ngược lại, ba ngành chính lại mất tỷ phần đầu tư R&D là: không gian vũ trụ, chế tạo hoá chất và vật liệu công nghiệp cơ bản. Cả ba ngành này cộng lại đã giảm từ 21% xuống còn 13% năm 2000[87].

Trong những năm 90, TNCs Mỹ bắt đầu quốc tế hoá R&D ở quy mô lớn. Chi tiêu R&D của các chi nhánh công ty của Mỹ ở nước ngoài tăng lên đều đặn từ năm 1994 đến 2002, đạt mức kỷ lục 21 tỷ USD năm 2002. Con số này chiếm 13,3% tổng R&D của TNCs Mỹ. Số việc làm có liên quan đến R&D ở các chi nhánh cũng tăng cao theo thống kê vào năm 1999, 16% số nhân lực R&D của TNCs Mỹ là làm việc tại các chi nhánh nước ngoài, tăng từ 14% so với 5 năm trước đó [87].

TNCs Mỹ rất chú trọng đến khả năng tiếp cận thị trường của nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của mình. Vì vậy mà hoạt động đầu tư ra nước ngoài của TNCs Mỹ mang tính tập trung cao. Điều này cũng lý giải tại sao trong thời gian qua, các nước châu Âu nói riêng và các nước phát triển nói chung vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhất của Mỹ, đó là vì khu vực này có qui mô lớn, giàu có và tính liên kết của các thị trường cao. Trong những thập kỷ gần đây bên cạnh những thị trường truyền thống thì TNCs Mỹ có xu hướng tăng đầu tư sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bởi sự hấp dẫn của thị trường mới nổi và những cơ hội đầu tư tạo nên do làn sóng tự do hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở đây. Nếu như vào cuối những năm 90 các nước phát triển chiếm 76% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ thì đến năm 2003 đã giảm

xuống còn 71,1% (2003). Trong khi lại tăng nhanh ở các nước đang phát triển, năm 2003, đầu tư trực tiếp của Mỹ ở đảo Bermuda - 84,6 tỷ USD, Mexico - 61,5 tỷ USD, Singapore - 57,6 tỷ USD, Hồng Kông - 44,3 tỷ USD và Brazil - 29,9 tỷ USD [87].

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)