Đặc trưng cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia tại Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 44)

(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)

2.1.2.1Đặc trưng cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia tại Đông Nam Á

thị trường đầu tư tiền năng của TNCs.

2.1.2. Đặc trƣng của các công ty xuyên quốc gia tại Đông Nam Á

2.1.2.1 Đặc trưng cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia tại Đông Nam Á Nam Á

Cắm nhánh là đặc trưng cơ bản của TNCs và tuỳ vào điều kiện của nơi tiếp nhận đầu tư mà TNCs thực hiện các chiến lược cắm nhánh phù hợp nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Đặc trưng đó được thể hiện ở các nước Đông Nam Á cụ thể như sau:

Sự phân bố các chi nhánh TNCs không đồng đều trong cả khu vực Đông Nam Á. Chi nhánh của TNCs tập trung phần lớn ở các nước ASEAN 5 và Việt Nam, ở các nước còn lại sự hiện diện của các chi nhánh TNCs không nhiều. Có điều này do có sự chênh lệch giữa các nước Đông Nam Á về quy mô của nền kinh tế. Các nước thu hút được nhiều TNCs là những nước đáp ứng được điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách thông thoáng. Trên thực tế, từ những năm 1950, các công ty con của TNCs đã có mặt ở các nước ASEAN 5 và có vai trò quan trọng trong chiến lược định hướng thay thế nhập khẩu và chiến lược hướng về xuất khẩu của các nước này. Đến nay, Singapore là nước có nhiều chi nhánh TNCs nhất, sau đó lần lượt là Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippies;, Việt Nam mặc dù mới chỉ được TNCs quan tâm bắt đầu từ thập kỷ 1990 nhưng luôn được đánh giá là thị trường nhiều hứa hẹn cho hoạt động của TNCs.

Hình thức sở hữu của TNCs ở các nước Đông Nam Á cũng rất đa dạng nhưng thường dưới hai hình thức cơ bản là doanh nghiệp 100% vốn và liên doanh.

Thành lập các công ty con 100% vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs chủ động trong hoạt động kinh doanh và bảo toàn những bí quyết kỹ thuật. Đối với các nước chủ nhà, hình thức này tạo điều kiện trong khai thác tái nguyên thiên nhiên do nước chủ nhà không đủ vốn và năng lực kỹ thuật nhất là trong việc thăm dò và tìm kiếm. Đây là hình thức cắm nhánh ưu chuộng của TNCs Mỹ và Châu Âu khi mở rộng mạng lưới kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á.

Hình thức liên doanh cũng là hình thức phổ biến trong hoạt động cắm nhánh của TNCs ở Đông Nam Á. Hình thức này được phát triển, bởi vì nó khắc phục được những mặt hạn chế của hình thức công ty con 100%. Do đó, hình thức liên doanh đang được đẩy mạnh trong hầu hết các ngành và chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với hình thức xí nghiệp 100% vốn. Đây là hình thức phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TNCs ở ASEAN 5. Các công ty Nhật Bản đặc biệt ưa chuộng hình thức này khi thực hiện các dự án kinh doanh tại Đông Nam Á. Để thực hiện liên doanh, TNCs thường sử dụng một số biện pháp như tham gia mua cổ phần đối với xí nghiệp đang hoạt động hoặc lập ra các xí nghiệp mới với sự tham gia liên doanh của nước chủ nhà trong đó công ty mẹ nắm giữ cổ phần theo chế độ tham dự. Việc mua cổ phiếu của các công ty đang hoạt động là phương thức được TNCs ưu thích vì chúng tạo điều kiện thuận lợi trong việc tuyển dụng đội ngũ lao động làm thuê kể cả lao động quản lý và lao động kỹ thuật cũng như việc tìm hiểu thị trường.

Trong hình thức liên doanh thì liên doanh nhiều bên là nét khá nổi bật ở các nước Đông Nam Á, vì nó mang lại nhiều lợi ích cho TNCs. Một mặt, nó giải quyết được khó khăn về vốn, kỹ thuật đối với những công trình đầu tư lớn mà một TNC của một nước có thể gặp khó khăn. Mặt khác, nó cũng thích hợp với những ngành mà quá trình công nghệ có thể chia nhỏ, đồng thời còn tạo ra điều kiện để phát huy ưu thế kỹ thuật của nhiều công ty thuộc nhiều quốc tịch để tạo sức mạnh tổng hợp giải quyết hiệu quả hoạt động đầu tư. Đối với nước chủ nhà, hình thức này cũng mang lại nhiều điều kiện mới trong phát triển kỹ thuật, vì không bị giới hạn bởi một nguồn vốn, đồng thời cũng chính là cơ sở để đấu tranh chống lại sức ép của một TNC và nếu biết lợi dụng mâu thuẫn giữa chúng thì nước chủ nhà sẽ có lợi. Song xét ở khía cạnh khác cũng lại gây thêm khó khăn cho họ, vì nếu chúng liên minh với nhau, sức mạnh của chúng được nhân lên và sức ép lại lớn hơn. Đó là hai mặt của một vấn đề. Do vậy đòi hỏi nước chủ nhà phải lợi dụng mặt mâu thuẫn của chúng, đấu tranh đòi những lợi ích chính đáng trong liên doanh, song thực tế đây lại là cả một vấn đề nghệ thuật.

Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, đây là hình thức hai bên hay nhiều bên giữa các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài hợp tác kinh doanh

trên cơ sở hợp đồng ký kết. Đây là hình thức kinh doanh được thực hiện do các bên tự nguyện góp vốn nhưng không thành lập doanh nghiệp, không có pháp nhân chung. Các bên tham gia hợp tác kinh doanh tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh của mình. Trong hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, các bên tham gia có thể phân chia kết quả kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, các bên tham gia có thể phân chia kết quả kinh doanh theo lợi nhuận, theo doanh thu hoặc theo sản phẩm được quy định rõ trong hợp đồng.

Ngoài 3 hình thức cơ bản trên, còn có hình thức như: xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT); xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) và xây dựng – chuyển giao (BT). BOT là hình thức đầu tư mà theo đó nhà đầu tư nước ngoài ký kết với chính quyền nước sở tại, bỏ vốn đầu tư xây dựng một công trình nào đó, rồi tiến hành kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và cuối cùng là chuyển giao toàn bộ công trình đó cho nước nhận đầu tư. Đầu tư theo hình thức này thường là các công trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

Việc áp dụng nhiều hình thức cắm nhánh, chính là sự vận động tổng hợp các phương thức hoạt động để thích ứng với môi trường quốc tế và đặc điểm của nước chủ nhà nhằm có được lợi nhuận tối đa. Đồng thời đây cũng chính là các phương thức khác nhau để TNCs đưa các nước Đông Nam Á vào quỹ đạo của mình. Song chính những hình thức khác nhau đó cũng đã đưa lại những điều kiện mới trong lựa chọn hình thức phù hợp của nước chủ nhà. Trong các nước Đông Nam Á, nhờ định hướng rõ ràng và lựa chọn phù hợp mà Singapore đã tận dụng được những cơ hội mà TNCs mang lại và qua đó xây dựng được nền kinh tế tăng trưởng cao và đạt trình độ hiện đại hơn so với các quốc gia Đông Nam Á còn lại.

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 44)