Chính sách

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 118)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.3.3.1 Chính sách

Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về vai trò của TNCs

Từ những thay đổi về thực tiễn của nền kinh tế và của bối cảnh kinh tế trong khu vực và thế giới mà quan điểm về TNCs của Đảng và Nhà nước Việt Nam có nhiều thay đổi. Trước năm 2000 các doanh nghiệp FDI chưa được coi là một chủ thể kinh tế độc lập thì từ Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) trở lại đây, khu vực FDI đã được khẳng định là một trong 6 thành phần kinh tế của Việt Nam.

Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII (1996) của Đảng, chỉ ghi nhận sự hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước và tư bản nước ngoài. Vì vậy, chính sách đối với doanh nghiệp FDI là khuyến khích liên doanh với doanh nghiệp trong nước trong nhiều lĩnh vực kinh tế, trừ những lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng.

Năm 2001, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận là một thành phần kinh tế có vai trò “hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm”. Tại Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 9 (khoá IX), Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ “phải tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

Theo đó chính sách thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng FDI đổ vào Việt Nam thông qua việc thu hút mạnh hơn nữa TNCs vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Sự chuyển biến trong chính sách thu hút TNCs của Việt Nam đã tạo điều kiện xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi cho việc thu hút TNCs.

So sánh chính sách thu hút FDI hiện hành của Việt Nam với một số nƣớc

Như đã trình bày trong Bảng 3.1, so với thời kỳ trước đây, chính sách thu hút TNCs của Việt Nam đã thông thoáng hơn, thuận lợi hơn cho TNCs. Phụ lục 1 sẽ so sánh một vài chính sách ưu đãi chủ yếu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại một số nước trong khu vực và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, qua đó rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc các chính sách ưu đãi của Việt Nam đối với TNCs là tương đối cạnh tranh so với một số nước về một số mặt như hình thức đầu tư, thủ tục cấp phép. Mặc dù vậy, so với một số nước chuyển đổi và trong khu vực như Thái Lan, Philippin, Indonesia thì mức độ ưu đãi về mặt này vẫn thấp.

Thứ hai, so với các nước khác trong khu vực và các nước đang chuyển đổi thì TNCs khi vào Việt Nam vẫn gặp phải những khó khăn nhất định trọng thời kỳ “hậu giấy phép đầu tư”, nhất là vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng. Trong nhiều

trường hợp làm kéo dài thời gian chuẩn bị và xây dựng, làm chậm trễ thời điểm dự án bắt đầu đi vào sản xuất và làm mất thời cơ của nhà đầu tư.

Thứ ba, khu vực ngân hàng còn kém phát triển, đồng tiền chưa chuyển đổi, chính sách tiền tệ và những quy định về quản lý ngoại hối hiện nay của Việt Nam là những yếu tố không thuận tiện cho các nhà đầu tư, kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực và đang chuyển đổi.

Thứ tư, so với hơn một thập kỷ trước, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được hoàn thiện hơn theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các TNC hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Tuy hệ thống luật pháp, chính sách liên quan tới hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam đã được bổ sung, hoàn thiện trong những năm song vẫn còn thiếu đồng bộ và hay thay đổi, còn thiếu minh bạch và khó dự đoán trước [1, tr.37].

Một phần của tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)