7. Kết cấu luận văn
1.3.1 Quan điểm về năng lực
Thuật ngữ “năng lực” là một yếu tố rất trừu tƣợng, khó định lƣợng và có rất nhiều quan điểm khác nhau, nó vận động theo thời gian và chƣa có sự thống nhất trong các nhà khoa học. Có rất nhiều quan điểm khác nhau nhƣ:
- Theo quan điểm của những nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tƣ chất tự nhiên của cá nhân nó đóng vai trò quan trọng, năng lực của con ngƣời không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có. Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau nhƣ năng lực chung và năng lực chuyên môn mà năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau nhƣ năng lực phán xét tƣ duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực tƣởng tƣởng, còn năng lực chuyên môn là năng lực đặc trƣng trong lĩnh vực nhất định của xã hội nhƣ năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học...
- Theo Christian Batal (2002) thì: năng lực là khả năng kết hợp đồng thời của kiến thức kỹ năng và thái độ cần có để hoàn thành tốt một vai trò hay một công việc được giao. [13,tr.17]
Các định nghĩa đều xác định năng lực là các đặc điểm cá nhân của một cá nhân nào đó cho phép tạo ra chất lƣợng thực thi công việc tốt.. Nhƣ vậy, năng lực là khả năng thực hiện một nhiệm vụ nào đó một cách đầy đủ và có chất lƣợng. Năng lực thể hiện bằng hành vi có thể quan sát, đo lƣờng trong điều kiện làm việc. Năng lực chỉ đƣợc xác định trong hành động vào chỉ có thể nhận biết năng lực của một cá nhân qua công việc ngƣời đó làm. Năng lực là một thuộc tính cá nhân, phụ thuộc vào bối cảnh. Muốn làm việc hiệu quả, ngƣời lao động không chỉ cần “biết làm” (có kiến thức, kỹ năng cần thiết” mà còn phải “muốn làm” liên quan đến động cơ, thái độ làm việc của cá nhân).
Tuy vậy, yêu cầu đối với các định nghĩa là phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, có sự liên kết chặt chẽ với kết quả thực hiện công việc. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, năng lực đƣợc hiểu là bao gồm kỹ năng, kiến thức và thái độ của một cá nhân để thực hiện một công việc nhất định.
Hình1.4: Mô hình KAS
Nguồn: Trường đào tạo kinh doanh A.S.K - 2012
Trong đó:
Hiểu một cách đơn giản, kiến thức là những hiểu biết về một sự vật hoặc hiện tƣợng mà con ngƣời có đƣợc thông qua trải nghiệm thực tế hoặc giáo dục. Có ý kiến cho rằng:
Kiến thức tiếp thu đƣợc nhờ suy diễn vừa có thể khái quát hóa đƣợc, vừa chính xác. Hệ quả rút ra là kiến thức đáng tin cậy cũng luôn phải dựa trên các kết luận suy diễn.
Kỹ năng.
Theo nghĩa thông thƣờng, kỹ năng là khả năng áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn để giải quyết một công việc cụ thể nào đó. Chúng ta thƣờng nói đến kỹ năng nghề nghiệp - tức là khả năng vận dụng những tri thức của từng cá nhân vào một nghề nghiệp cụ thể nhằm tạo ra một kết quả công việc nào đó. Để có một nghề nào đó bắt buộc các cá nhân phải có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản. Chẳng hạn đối với nghề quản lý nhƣ chúng ta đã đề cập trên thì kỹ năng cơ bản bao gồm: Kỹ năng định hƣớng, kỹ năng về con ngƣời và kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật.
Thái độ.
Cùng với kiến thức và kỹ năng, thái độ là một trong 3 yếu tố quan trọng cấu thành năng lực. Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau. Một cá nhân nếu có kiến thức và kỹ năng nhƣng thái độ đối với công việc không tốt thì kết quả công việc sẽ không tốt. Thái độ đối với một công việc đƣợc hiểu là quan điểm, quan niệm về giá trị, thế giới quan, suy nghĩ, tình cảm, ứng xử của cá nhân ấy với công việc anh ta đang đảm nhận.
Suy rộng ra, năng lực của một CBQLCT đƣợc cấu thành bởi kỹ năng, kiến thức và thái độ của cán bộ ấy đối với công việc trong phạm vi trách nhiệm nhằm đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị.