7. Kết cấu luận văn
1.1.2 Công ty du lịch lữ hành
Theo Điều 42 – Mục 2 - Luật du lịch: Công ty kinh doanh lữ hành là:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
3. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
[6,tr.21]
Theo Tiến sĩ Trần Văn Thông – Tổng Quan Du Lịch năm 2005 thì: Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị kinh tế được thành lập và hoạt động với mục đích gián tiếp hoặc trực tiếp làm môi giới giữa cung và cầu trên thị trường nội địa và quốc tế thông qua việc tiêu thụ các loại dịch vụ của chính doanh nghiệp hoặc của các đối tác bạn hàng khác. 11, tr.165]
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Mạnh và PGS-TS Phạm Hồng Chƣơng – Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành năm 2012 thì: “Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật, nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian khác bán sản phẩm của nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu
Công ty du lịch lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chƣơng trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
Sự tồn tại và phát triển của các công ty lữ hành là một tất yếu khách quan. Nói nhƣ vậy là vì chỉ có các công ty lữ hành mới giải quyết đƣợc tính phức tạp và tính mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cung và cầu du lịch. Tính phức tạp và tính mâu thuẫn này thể hiện ở các điểm sau đây.
+ Cung du lịch mang tính chất cố định và ít thay đổi còn cầu du lịch mang tính phân tán. Tài nguyên du lịch và các cơ sở cung cấp dịch vụ nhƣ khách sạn, nhà hàng... không thể bán các sản phẩm dịch vụ của mình đến nơi ở của khách. Để sử dụng đƣợc các sản phẩm, dịch vụ du lịch thì khách du lịch phải đến các điểm du lịch và các nhà cung cấp. Muốn tồn tại đƣợc thì các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch phải áp dụng nhiều biện pháp để thu hút khách du lịch đến cơ sở của mình. Do đó trong du lịch chỉ có dòng chuyển động một chiều của cầu tới cung và không có dòng ngƣợc lại nhƣ các hoạt động kinh doanh khác. Có thể nói cung du lịch trong một phạm vi nào đó tƣơng đối thụ động.
+ Cầu du lịch mang tính tổng hợp trong khi đó mỗi một nhà cung cấp sản phẩm du lịch chỉ đáp ứng đƣợc một hay một vài nội dung của cầu du lịch.
Tính độc lập của các thành phần du lịch gây nhiều khó khăn cho khách du lịch trong việc xắp xếp, bố trí các hoạt động để có một chuyến đi nhƣ ý muốn của họ. Trong khi đó, các nhà cung cấp sản phẩm du lịch gặp nhiều khó khăn trong việc quảng cáo các sản phẩm của mình trong khi đó khách du lịch không đủ thời gian hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin khoặc không đủ thông tin và khả năng để tổ chức các chuyến đi du lịch có chất lƣợng cao, phù hợp với mong muốn của họ.
Khi kinh tế phát triển, thu nhập của ngƣời dân tăng lên thì ngƣời ta có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Trong du lịch, khách du lịch ngày càng đƣợc phục vụ chu đáo và tốt hơn.
Tất cả những cơ sở nói trên chỉ ra rằng cần phải có một tác nhân trung gian làm nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu trong du lịch. Tác nhân đó chính là các công ty lữ hành.
* Để thực hiện vai trò liên kết này, các công ty lữ hành có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sau:
+ Tổ chức các hoạt động trung gian bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch, hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lƣới cung cấp sản phẩm du lịch. Trên cơ sở này nó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa cung và cầu du lịch.
+ Tổ chức các chƣơng trình du lịch trọn gói. Các chƣơng trình du lịch này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch mang tính đơn lẻ nhƣ vận chuyển, lƣu trú, tham quan giải trí thành một sản phẩm thống nhất, thoả mãn đƣợc các nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi. Với các chƣơng trình du lịch trọn gói sẽ giúp cho khách giảm bớt những khó khăn, lo ngại, tạo cho khách du lịch sự an tâm, tin tƣởng vào thành công của chuyến đi.
+ Đối với các công ty lữ hành du lịch lớn, với hệ thống cơ sở vật chất phong phú, từ các công ty hàng không, cho tới hệ thống khách sạn, hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện chuyến đi.
Hình 1.1 Sơ đồ cung cấp dịch vụ cho khách du lịch
Nguồn: TS. Nguyễn Quang Vinh - Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành
VẬN CHUYỂN LƢU TRÖ CƠ QUAN DU LỊCH TÀI NGUYÊN DU LỊCH CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH KHÁCH DU LỊCH
Khi sử dụng các dịch vụ của các công ty lữ hành, khách du lịch thu đƣợc các lợi ích sau đây:
+ Thời gian, sự tiện lợi, chi phí tìm kiếm thông tin, tổ chức chuyến đi.
+ Thừa hƣởng tri thức và kinh nghiệm của các chuyên gia chuyên tổ chức du lịch của các công ty lữ hành.
+ Mức giá của các công ty lữ hành thƣờng thấp hơn mức giá mà khách mua đơn lẻ từng dịch vụ.
+ Các công ty lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận đƣợc sản phẩm phần nào trƣớc khi họ quyết định thực hiện chuyến đi. Thông qua các ấn phẩm quảng cáo và cả những lời hƣớng dẫn, giới thiệu của nhân viên bán sản phẩm sẽ giúp tạo ra cho khách ấn tƣợng ban đầu và sự an tâm khi họ quyết định mua.
* Khi quan hệ với các công ty lữ hành, các nhà cung cấp có các lợi ích sau đây: + Trên cơ sở ký kết hợp đồng với các công ty lữ hành thì các nhà cung cấp sẽ chuyển bớt một phần rủi ro cho các công ty lữ hành.
+ Các nhà cung cấp thu đƣợc lợi ích từ việc quảng cáo, tuyên truyền sản phẩm của mình thông qua hoạt động quảng cáo của các công ty lữ hành.
+ Hoạt động của các công ty lữ hành tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch do đó làm tăng nhu cầu về các dịch vụ du lịch nên có tác dụng làm dịch chuyển đƣờng cầu của các nhà cung cấp. Có thể nói các công ty lữ hành là một bộ phận quan trọng hoàn thiện hệ thống phân phối của các nhà cung cấp.
1.2 Vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ của CBQLCT trong các công ty du lịch lữ hành.