Vị trí vai trò của cán bộ quản lý cấp trung trong các công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp trung trong các công ty du lịch lữ hành tại Đồng Nai (Trang 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1 Vị trí vai trò của cán bộ quản lý cấp trung trong các công ty

Thông thƣờng trong một công ty lớn Quản lý cấp cao họ phải quan sát nhiều thứ, gặp gỡ nhiều đối tác, thời gian rất eo hẹp nên việc họ cần một cánh tay đắc lực từ nhân viên cấp dƣới là điều tất yếu. Quản lý cấp trung chính là những ngƣời sát bên dƣới tầng quản lý cấp lãnh đạo.

Cán bộ quản lý cấp trung hiểu theo một nghĩa khác chính là những phụ tá thân cận nhất của quản lý cấp cao. Vì họ chính là ngƣời trung chuyển các thông tin từ cán bộ quản lý cấp cao đến với nhân viên cấp dƣới và ngƣợc lại.

Nhiệm vụ của Quản lý cấp trung là đánh giá phân tích các yêu cầu (tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của các vấn đề cần đƣợc xử lý) từ bên dƣới lên, sắp xếp một cách hợp lý. Nói cách khác, họ có nhiệm vụ sàng lọc ngay tuyến đầu.

Thông tin và quyết định đi xuống từ quản lý cấp cao cần đƣợc quản lý cấp trung xem và hiểu rõ. Ngay từ bƣớc này, những điều chỉnh (nếu cần thiết) sẽ đuợc thực hiện. Vì vậy quản lý cấp trung là van điều chỉnh, là cửa ngõ xử lý hiệu quả đối với quyết định của quản lý cấp cao.

Hình 1.2: Mô hình kim tự tháp trong quản lý

Nguồn: PGS- TS Trần Thị Vân Hoa - Tạp chí quản lý kinh tế 2009

CẤP CAO (HDQT, TGD, PTDG) CẤP TRUNG (TRƢỞNG PHÒNG, PDG CÁC BỘ PHẬN CỤ THỂ CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC) CẤP CƠ SỞ (QUẢN ĐỐC, TỔ TRƢỞNG, GIÁM SÁT

NGƢỜI TRỰC TIẾP GIÁM SÁT, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN VIÊN)

Quản lý cấp trung cần có những chức năng nhƣ sau:

Có những kiến thức chuyên môn về quản lý trực tiếp liên hệ đến bộ phận

chuyên môn.

Kiến thức về quản lý mang tính chuyên môn, bài bản, được đào tạo qua trường

lớp.

Là người chuyển xuống và trực tiếp giải thích những quyết định của cấp trên, là

cầu nối giữa cấp trên và nhân viên cấp dưới.

Các quyết định cần đuợc xử lý liên quan đến những hoạt động vận hành của

các ban, phòng của doanh nghiệp phần nhiều đuợc xử lý tại cấp này. [3, tr.2]

Từ những chức năng trên, ta nhận thấy quản lý cấp trung gần với các quản lý thuộc chuyên môn nhiều hơn chức năng quản lý chiến lƣợc. Chức năng là cầu nối và chức năng trung chuyển, bên cạnh chức năng thanh lọc, chuyển lên trên những thông tin quan trọng, điều này cho thấy nhờ vào quản lý cấp trung, quản lý cấp lãnh đạo sẽ có thời gian để xử lý các việc quan trọng khác.

Trên thực tế, nhân viên thƣờng nhìn thấy những hoạt động quản lý cấp trung nhiều hơn quản lý cấp cao. Vì vậy phần lớn quản lý cấp trung rất bận rộn. Phần lớn các công đoạn trong quản lý tại một doanh nghiệp xoay quanh quản lý cấp trung nhiều hơn quản lý ở các cấp quản lý khác.

Nhƣ vậy quản lý cấp trung là những ngƣời đƣợc ngƣời điều hành giao cho vai trò giữ ổn định hoạt động của tổ chức (phòng – ban phụ trách), chịu trách nhiệm và quản lý các thành viên trong phòng ban của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp trung trong các công ty du lịch lữ hành tại Đồng Nai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)