Phân công trách nhiệ mở cấp Trung ương (Tổng cục Thống kê)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 65)

- Thành viên hộ gia đình ran ước ngoài hay tỉnh khác chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ, kể cả trên một năm.

a. Phân công trách nhiệ mở cấp Trung ương (Tổng cục Thống kê)

Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm tổng hợp chi tiêu tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và GDP cho toàn nền kinh tế đồng thời có nhiệm vụ thu

thập thông tin, tính toán, phân bổ giá trị sản xuất, chi phí trung gian, và giá trị tăng thêm của các đơn vị thuộc Trung ương (như đã quy định theo phân cấp ở trên) cho các tỉnh (cục thống kê). Để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ở trên cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng Vụ thống kê chuyên ngành trong Tổng cục Thống kê như sau:

(1).Phân công trách nhiệm tính chỉ tiêu giá trị sản xuất cho toàn nền kinh tế và phân bổ chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC) và giá trị tăng thêm của các đơn vị trung ương cho các cục thống kê tỉnh:

Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Thu thập thông tin, tính và phân bổ cho các cục thống kê tỉnh (phòng thống kê nông – lâm - thuỷ sản) các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các đơn vị hoạt động nông, lâm, thuỷ sản có phạm vi và quy mô được phân tổ trong nhóm các đơn vị do Trung ương tính, đồng thời cung cấp cho Vụ Hệ thống TKQG làm cơ sở tính toán tổng hợp cho toàn nền kinh tế.

- Tính toán và tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của toàn nền kinh tế (chia chi tiết theo 63 tỉnh, thành phố) theo 2 giá (giá thực tế và giá so sánh) báo cáo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, đồng thời cung cấp cho Vụ Hệ thống TKQG để làm cơ sở tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất và tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm của toàn ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong toàn nền kinh tế.

- Chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, cân đối và điều hoà những khác biệt, những bất hợp lý về số liệu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giữa các tỉnh với các tỉnh, giữa các tỉnh với toàn quốc.

Vụ Thống kê Công nghiệp và Vụ Thống kê Xây dựng và vốn đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Thu thập thông tin, tính toán và phân bổ cho các cục thống kê (phòng Thống kê Công nghiệp – Xây dựng) các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp, xây dựng đã được phân tổ vào nhóm những đơn vị thuộc Trung ương tính toán,

- Tính toán và tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng trong toàn nền kinh tế (chia theo 63 tỉnh, thành phố) theo 2 giá (giá thực tế và giá so sánh) báo cáo lãnh đạo Tổng cục, đồng thời cung cấp cho Vụ Hệ thống TKQG làm cơ sở tính toán chỉ tiêu giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và điều hoà những bất hợp lý, không thống nhất và những chênh lệch số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng giữa các tỉnh với các tỉnh, giữa các tỉnh và thành phố với toàn quốc.

Vụ thống kê Thương mại - Dịch vụ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Thu thập thông tin, tính toán và phân bổ cho các cục thống kê tỉnh (phòng thống kê thương mại và dịch vụ) các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các đơn vị hoạt động trong các ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn đã được phân tổ vào nhóm những đơn vị thuộc Trung ương tính, đồng thời cung cấp cho Vụ Hệ thống TKQG kết quả phân bổ làm cơ sở tính toán giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

- Tính toán và tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành: thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; khách sạn, nhà hàng; vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng trong toàn nền kinh tế (chi theo 63 tỉnh, thành phố) theo 2 giá (giá thực tế và giá so sánh) báo cáo lãnh đạo Tổng cục, đồng thời cung cấp cho Vụ Hệ thống TKQG làm cơ sở tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm của các ngành kể trên.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và điều hoà những bất hợp lý, những sự không thống nhất và những chênh lệch số liệu về giá trị sản xuất cũng như doanh thu của các ngành trên giữa các tỉnh và giữa các tỉnh với toàn quốc, giá và chỉ số giá vùng và toàn quốc.

Vụ Thống kê giá:

Cung cấp số liệu về giá và hệ thống các loại chỉ số giá bình quân theo vùng, tỉnh cho các Cục thống kê tỉnh; giá và hệ thống chỉ số giá bình quân toàn

quốc cho Vụ Hệ thống TKQG để làm cơ sở tính chuyển chỉ tiêu GO, VA, GDP của tỉnh và toàn quốc theo giá so sánh.

Vụ Hệ thống TKQG chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thu thập thông tin, tính và phân bổ cho các cục thống kê tỉnh các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các đơn vị hoạt động thuộc quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội; tài chính ngân hàng tín dụng và bảo hiểm; nghiên cứu khoa học công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hoá thể thao, y tế, cứu trợ xã hội; và hoạt động của các tổ chức quốc tế có quy mô và phạm vi lớn được phân tổ trong nhóm các đơn vị do Trung ương tính.

- Tính toán và tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất của các đơn vị hoạt động thuộc quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội; tài chính ngân hàng tín dụng và bảo hiểm; nghiên cứu khoa học công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hoá thể thao, y tế, cứu trợ xã hội; và hoạt động của các tổ chức quốc tế của toàn nền kinh tế (chia theo 63 tỉnh, thành phố) theo 2 loại giá (giá thực tế và giá so sánh) báo cáo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, đồng thời phục vụ tính giá trị tăng thêm của các ngành này trong toàn nền kinh tế.

- Chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, cân đối và điều hoà những bất hợp lý, sự khác biệt về giá trị sản xuất của các ngành trên giữa các tỉnh với các tỉnh, giữa các tỉnh với toàn quốc.

- Tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia theo 2 loại giá (giá thực tế và giá so sánh).

(2). Phân công trách nhiệm thu thập thông tin và phân bổ thuế nhập khẩu

Theo nguyên tắc, thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ được tính vào GDP là tổng số thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của các đơn vị thường trú trong tỉnh nộp cho Tổng cục Hải quan. Chia theo cơ quan hải quan địa phương và trong từng cơ quan hải quan địa phươngchia theo doanh nghiệp nộp thuế.

Để xử lý và tổng hợp đúng số thuế nhập khẩu theo các đơn vị thường trú trên lãnh thổ hành chính tỉnh cần phải có sự thống nhất tổng hợp và phân bổ

trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan để thu thập, xử lý, tính toán và phân bổ cho các cục thống kê tỉnh về số thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ theo đơn vị thường trú và báo cáo cho Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia.

(3). Phân công trách nhiệm tính và tổng hợp chỉ tiêu giá trị tăng thêm, GDP cho toàn nền kinh tế quốc gia

Vụ Hệ thống TKQG chịu trách nhiệm :

- Dựa trên kết quả tính giá trị sản xuất, kết quả phân bổ giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm cho các cục thống kê tỉnh của các vụ thống kê chuyên ngành; dựa vào các hệ số chi phí trung gian và giá trị tăng thêm bình quân của các ngành kinh tế và các loại hình kinh tế trong phạm vi toàn nền kinh tếđể tính và tổng hợp chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo các ngành và loại hình kinh tế trong toàn nền kinh tế quốc dân.

- Dựa trên kết quả tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm, thuế nhập khẩu của cả nền kinh tế để tính và tổng hợp chỉ tiêu GDP của nền kinh tế quốc gia và chia ra 63 tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)