Kinh nghiệm của Cục Thống kê Indonesia (BPS)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 37)

II. Kinh nghiệm quốc tế về biên soạn chỉ tiêu GDP theo vùng

3. Kinh nghiệm của Cục Thống kê Indonesia (BPS)

Để tính chỉ tiêu thống kê tài khoản quốc gia, Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) thành lập Vụ thống kê Tài khoản quốc gia. Vụ này gồm có 3 ban: Ban Tài khoản Sản xuất, Ban Tài khoản Tiêu dùng cuối cùng và Ban Phân tích, Dự báo. Theo giải thích của bạn, sở dĩ có 3 ban như vậy vì BPS sử dụng hai trong ba phương pháp tính GDP để tính chỉ tiêu này. Như vậy, Ban Tài khoản Sản xuất sẽ chịu trách nhiệm tính GDP theo phương pháp sản xuất, còn

Ban Tài khoản Tiêu dùng cuối cùng chịu trách nhiệm tính GDP theo phương pháp tiêu dùng cuối cùng.

Theo kinh nghiệm của bạn, phương pháp sản xuất cho giá trị GDP xác thực hơn, còn phương pháp tiêu dùng cuối cùng mức độ sát thực chỉ vào khoảng 60%. Kết quả tính được từ phương pháp sản xuất được sử dụng để hiệu chỉnh cho phương pháp tiêu dùng cuối cùng. Tuy mức độ sát thực của phương pháp này thấp như vậy, nhưng họ vẫn tính là nhằm phục vụ cho công tác phân tích kinh tế vĩ mô.

Ở Indonesia, việc tính GDP được thực hiện cho từng qúy và cho cả năm. Mặt khác cũng được thực hiện ở cấp tỉnh (có 33 tỉnh). BPS ở trung ương tính GDP cho toàn quốc, còn BPS của tỉnh nào, tính GDP cho tỉnh đó. Hai bên tính độc lập với nhau, tuy nhiên vẫn phải tuân theo một nguyên tắc thống nhất là theo hai phương pháp tính GDP đã nêu và phải sử dụng nguồn thông tin thống nhất. Sau khi các địa phương tính xong, trung ương gộp số liệu của các tỉnh lại để có kết quả GDP cho toàn quốc theo phương pháp gộp từ dưới lên. Kết quả này được đem so sánh với kết quả do trung ương tự tính. Thông thường có sự vênh nhau đáng kể: (khoảng trên dưới 10%).

Khi được hỏi nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến có sự chênh nhau như vậy, phía bạn cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu. Nguyên nhân thứ nhất là có sự khác nhau về phương pháp tính, và nguyên nhân thứ hai là có thể do nguồn số liệu khác nhau. Để giải quyết sự chênh lệch này, BPS sử dụng một quy trình gọi là “Reconcile” (Quy trình hiệu chỉnh). Theo quy trình này, để thống nhất số liệu giữa trung ương và các địa phương, hàng qúy Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia tổ chức họp với các cán bộ tính GDP của 33 tỉnh thành phố một lần. Họ cùng nhau xem xét số liệu để phát hiện ra những điểm chưa đúng của từng địa phương, trên cơ sở đó hiệu chỉnh lại kết quả tính toán cho từng địa phương và cho toàn quốc nếu phát hiện ra những điểm không hợp lý. Việc tính toán GDP được thực hiện bằng cách cộng giá trị gia tăng (Value Added) của từng ngành kinh tế, nên việc rà soát, đối chiếu được thực hiện cả trên bình diện ngành. Như vậy, có những ngành không cần hiệu chỉnh và có ngành thì cần xem xét và hiệu chỉnh.

thống kê tỉnh cộng của các huyện lại và so sánh giá trị này và giá trị mình tính được, trên cơ sở đó đi đến quyết định có cần hiệu chỉnh không. Nếu cần (hầu như là cần) hiệu chỉnh tỉnh lại mời cán bộ thống kê huyện đến họp và cùng nhau xem xét, hiệu chỉnh. Mỗi quý việc này được tiến hành một lần.

Indonesia rất coi trọng việc tính toán GDP, ở trung ương có tới 65 người làm nhiệm vụ này và ở cấp tỉnh cũng có khoảng 4-5 người tham gia thường xuyên vào công tác này. Mặt khác số liệu GDP được hiệu chỉnh 3 lần (số liệu sơ bộ lần 1, số liệu sơ bộ lần 2, số liệu sơ bộ lần 3) và cuối cùng là số liệu chính thức trước khi được công bố chính thức. Làm như vậy nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin về GDP của Nhà nước.

III/Nhu cầu và cơ sở biên soạn chi tiêu GDP đối với cấp tỉnh trực thuộc trung ương của Việt Nam.

1.Nhu cầu biên soạn chỉ tiêu GDP cấp tỉnh trực thuộc trung ương đối với cơ chế quản lý kinh tế theo cấp hành chính.

Chính quyền địa phương các cấp có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng tại địa phương mình. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài chỉ đề cập tới vai trò chỉ đạo điều hành kinh tế và xã hội của cấp tỉnh.

Về mặt kinh tế, tỉnh là địa bàn tương đối có điều kiện để xây dựng một cơ cấu kinh tế trên đơn vị hành chính – lãnh thổ nằm trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước, thể hiện trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo vùng kinh tế- lãnh thổ. Nó là địa bàn hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý kết hợp giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, phát triển theo sự phân công chung của trung ương và phát huy được thế mạnh của địa phương phù hợp với yêu cầu chung của nền kinh tế.

Với vị trí như vậy, trên cơ sở những quy định chung đối với chính quyền địa phương, tỉnh tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Thực hiện những nhiệm vụ chung về quản lý nhà nước trên lãnh thổ, tham gia với các cơ quan trung ương trong công tác quy hoạch, kế hoạch lãnh thổ; làm đầy đủ nghĩa vụ đối với đất nước, đối với trung ương, bảo đảm kết cấu hạ tầng cho các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ, bảo vệ môi trường sống và an ninh và an toàn xã hội trên lãnh thổ của mình.

+ Trực tiếp lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách địa phương, xây dựng và quản lý kinh tế, văn hoá xã hội do địa phương quản lý trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động của các tổ chức trung ương diễn ra trên lãnh thổ.

+ Định ra những chủ trương, những chính sách cụ thể để thi hành chính sách chung của trung ương, những quy định của Chính phủ và các bộ phù hợp với đặc điểm của địa phương, tổ chức sự liên doanh liên kết giữa các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc các ngành, các thành phần, các cấp quản lý khác nhau hoạt động trên lãnh thổ để tạo cơ cấu kinh tế-xã hội lãnh thổ tốt nhất.

+ Tổ chức chăm lo đời sống cho nhân dân thuộc địa phương quản lý. Chính quyền các tỉnh có quyền đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mặt khác, để thực hiện được chức năng của mình họ còn phải đề ra phương hướng và kế hoạch (trong sự phù hợp với kế hoạch chung của toàn quốc) phát triển kinh tế chung của địa phương mình. Muốn làm tốt được nhiệm vụ này, các tỉnh ngoài việc có các thông tin phản ánh tiềm năng (dân số lao động, đất đai,…) của địa phương mình còn cần có thông tin về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Để thực hiện được điều đó, chính quyền các địa phương cần thông tin thống kê riêng của địa phưong mình, vì các lý do sau đây:

+ Địa phương cần có số liệu thống kê chi tiết để giám sát quá trình phát triển của địa phương mình: Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trong việc đề ra các chính sách xã hội phù hợp riêng cho địa phương mình (không ngoài khuôn khổ của luật pháp chung), chăm lo tới việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển giao thông, các dịch vụ vui chơi giải trí, phát triển hài hoà giữa khu vực nông thôn và thành thị của địa phương mình,…Muốn làm được điều này tốt rõ ràng họ cần phải có thông tin thống kê.

Giám sát các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường ở địa phương là một trách nhiệm quan trọng của chính quyền địa phương. Hiểu rõ được tình hình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương cũng như xu hướng phát triển của chúng, chính quyền địa phương mới có được các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sự phát triển theo chiều hướng có lợi cho cộng đồng dân

Chính quyền địa phương cũng cần nắm bắt được nhu cầu của các nhóm dân cư sinh sống ở địa phương mình để có được các chính sách thích hợp cũng như có được các hỗ trợ thiết thực để nâng cao đời sống của họ. Muốn làm được điều này tốt rõ ràng họ phải có số liệu thống kê chi tiết và có chất lượng cao.

+ Địa phương cần có số liệu thống kê chi tiết để giám sát xu hướng phát triển của địa phương mình: giám sát khuynh hướng phát triển theo thời gian là một trách nhiệm quan trọng khác của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm đề ra, thực hiện và giám sát nhiều chính sách khác nhau có ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư của địa phương. Để có thể đánh giá hiệu quả của các chính sách này chính quyền địa phương cần có các thông tin chi tiết theo đơn vị địa lý hành chính. Các thông tin này được lưu giữ theo thời gian để làm cơ sở so sánh.

+ Địa phương cần có số liệu thống kê chi tiết để lập kế hoạch phát triển của địa phương mình: Lãnh đạo tỉnh phải xây dựng chiến lược phát triển của địa phương, lập kế hoạch phát triển mạng lưới giao thong, xây dựng nhà ở,… cho dân cư. Như vậy cần có số liệu thống kê chi tiết, kịp thời và có chất lượng cao để có thể làm tốt được các nhiệm vụ đó.

+ Chính quyền địa phương có nghĩa vụ pháp lý như khống chế các chất thải như nước, không khí, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dân, đảm bảo thực hiện các quy tắc xây dựng,… Muốn vậy cần có số liệu thống kê chi tiết kịp thời và có chất lượng cao để chỉ đạo thực tế việc thực hiện các công việc hàng ngày ởđịa phương.

+ Chính quyền địa phương là người trực tiếp cung cấp các dịch vụ xã hội cho cộng đồng dân cư. Phạm vi các dịch vụ mà chính quyền phải cung cấp rất rộng: từ cung cấp nhà ở cho người nghèo, tạo nơi vui chơi giải trí,… cho người dân. Muốn làm được điều đó tốt phải có số liệu thống kê chi tiết để thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho người dân địa phương có hiệu quả;

+ Phát triển kinh tế ở địa phương là một trách nhiệm quan trọng và lớn của chính quyền địa phương. Ở tất cả các địa phương, chính quyền đều quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện duy trì và nâng cao sự thịnh vượng của địa phương mình. Hạ tầng cơ sở bao gồm: mạng lưới đường giao thong, các phương tiện giao thông, mạng lưới cung cấp nước, xử lý chất thải,… hỗ trợ cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phát triển một cách thuận lợi và

bền vững. Muốn thực hiện tốt được trách nhiệm này, cần có số liệu thống kê chi tiết để chỉđạo sự phát triển kinh tế của địa phương mình;

+ Quá trình dân chủ cơ sởđòi hỏi phải cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ có mức độ sát thực cao cho các cộng đồng dân cư tại địa phương. Có thông tin người dân sẽ đóng góp được nhiều hơn cho phát triển cộng đồng cũng như loại bỏ được nhiều tiêu cực có hại cho phát triển cộng đồng. Như vậy thông tin thống kê rất cần cho phát triển cộng đồng dân cư ởđịa phương

Về phía các Bộ, ngành trung ương cũng cần có số liệu thống kê chi tiết của các địa phương vì các lý do sau:

+ Bộ, ngành cần có số liệu thống kê của các địa phương để so sánh sự phát triển của các địa phương với nhau từ đó có những giải pháp thúc đẩy hoặc trợ giúp các địa phương phát triển theo chiều hướng tích cực;

+ Bộ, ngành cần các địa phương cung cấp thông tin để phục vụ cho mục đích chung của toàn quốc;

+ Bộ, ngành cần có số liệu của các địa phương để đề ra các chính sách riêng rẽ cho từng địa phương nhằm phát huy thế mạnh của các địa phương và giúp các địa phương chậm phát triển vươn lên.

* T năm 2000 đến nay v cơ bn Các thông tin v kinh tế, xã hi mà mt địa phương cn là:

Để thực hiện được chức năng quản lý kinh tế xã hội ở địa phương, để lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như đề ra các chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp với địa phương các cơ quan quản lý cấp tỉnh cần có các thông tin thống kê có liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của địa phương mình. Các thông tin đó được thể hiện ở hệ thống chỉ tiêu thống kê như sau:

STT Tên chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)