Hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 87)

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU GDP GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA

11. Hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí:

Đối với các đơn vị hoạt động trên địa bàn tỉnh do ngân sách của tỉnh nào cấp thì tính là đơn vị thường trú của tỉnh đó. Các hoạt động sáng tác, thư viện, bảo tàng, lưu trữ, sổ xố, cá cược, thể dục thể thao… đóng trên địa bàn tỉnh nào thì quy định là đơn vị thường trú của tỉnh đó.

Về các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trong lĩnh vực vui chơi giải trí có địa điểm ởđâu thì tính cơ sở đó là đơn vị thường trú cho tỉnh đó

12.Phân cấp và phân loại các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy mô hoạt động

Xác định đơn vị thường trú đối với hoạt động sản xuất kinh doanh còn cần dựa vào quy mô, phạm vi hoạt động trên lãnh thổ hành chính tỉnh để quy ước loại hoạt động nào là đơn vị thường trú của tỉnh nào, về cơ bản phân tổ theo 2 loại đơn vị hoạt động sau:

Là các tập đoàn, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, ngoại giao, an ninh quốc phòng… có quy mô lớn, hoạt động liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia. Đơn vị thường trú được quy định gắn với nguồn thông tin, phương pháp tính, phương pháp phân bổ các chỉ tiêu thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia do các Vụ trên Tổng cục Thống kê tính và phân bổ cho các tỉnh “Tổng cục Thống kê sẽ lập danh mục các loại đơn vị này và phân bổ cho các tỉnh có liên quan, quy trình này gọi là quy trình tính toán và phân bổ GO, VA và GDP từ trên xuống”

b.Loại đơn vị có quy mô hoạt động trong phạm vi một tỉnh

Là loại đơn vi, tổ chức có quy mô nhỏ, tính chất hoạt động không lớn, không mang liên vùng, liên tỉnh, không có đơn vị cơ sở đóng ở tỉnh khác mà chủ yếu hoạt động trên phạm vi lãnh thổ hành chính một tỉnh (được gọi chung là những đơn vị quy mô hoạt động trong tỉnh), quy ước các đơn vị này là thường trú của tỉnh và giao cho các Cục Thống kê tỉnh thu thập thông tin, tính toán, tổng hợp gửi các Vụ trên Tổng cục Thống kê tổng hợp cho toàn bộ nền kinh tế “ Quy trình này gọi là quy trình tính toán và tổng hợp GO, VA và GDP từ dưới lên”.

Giải pháp 3: Hoàn thiện và sử dụng thống nhất nguồn thông tin

Để tăng cường chất lượng thông tin đầu vào đáp ứng yêu cầu biên soạn TKQG cho cả nước và cho cấp tỉnh cần:

- Sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới chếđộ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Bộ, ban ngành, sở, ban ngành; Chương trình điều tra Thống kê quốc gia phù hợp với việc biên soạn các chỉ tiêu thống kê theo địa bàn tỉnh, theo vùng lãnh thổ thống nhất với cả nước. Đẩy mạnh việc thu thập và sử dụng các nguồn thông tin báo cáo quyết toán tài chính doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, thông tin từ hệ thống hồ sơ hành chính để tính toán các chỉ tiêu cần thiết của TKQG cho cả nước và cấp tỉnh.

- Cập nhật thường xuyên danh mục các đơn vị cơ sở trực thuộc của các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế, các công ty hạch toán toàn ngành, các công ty, doanh nghiệp và các đơn vị hoạt động liên tỉnh, liên vùng, đồng thời ban

bản theo từng địa bàn tỉnh như: địa điểm hoạt động, số lao động, doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm sản suất ra, chi phí sản xuất, giá trị tài sản cố định

- Định kỳ 5 năm/lần tổ chức điều tra biên soạn hệ số chi phí trung gian theo các ngành, thành phần, loại hình kinh tế, phân theo tỉnh, theo vùng và chung của toàn nền kinh tế;

- Sửa đổi hoặc ban hành mới chế độ báo cáo Thống kê định kỳ cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố theo hướng đồng bộ hoá với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã; bảo đảm tính thống nhất của số liệu thống kê giữa Trung ương và địa phương, không chỉđối với chỉ tiêu giá trị mà cả chỉ tiêu hiện vật;

-Thu thập sử dụng các nguồn thông tin từ các báo cáo quyết toán tài chính của các Tập đoàn, Tổng công ty và các doanh nghiệp.

1. Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Để khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu giữa Trung ương và địa phương, các đơn vị trong Tổng cục Thống kê và các cục thống kê tỉnh cần phối hợp một cách nhịp nhàng. Đối với các các đơn vị nghiệp vụ cần có sự phân công cụ thể, chi tiết từng khâu công việc:

- Vụ Thống kê Giá cả: Biên soạn giá và chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm thủy sản theo vùng và cả nước.

- Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phối hợp với vụ Tài khoản quốc gia trong việc tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá thực tế và giá so sánh; rà soát, kiểm tra số liệu về sản lượng sản phẩm sản xuất, đơn giá từng sản phẩm của các tỉnh, rà soát, kiểm tra số liệu về giá trị sản xuất giá so sánh tính theo phương pháp chỉ số giá, đảm bảo giá trị sản xuất theo giá thực tế và giá so sánh của các tỉnh cộng lên bằng cả nước.

- Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia

+ Trên cơ sở báo cáo về GO, VA của các Cục Thống kê tỉnh Vụ Hệ thống TKQG phối hợp chặt chẽ với vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và thủy sản trong kiểm tra, giám sát việc tính toán và tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cho cả nước. Trực tiếp tính chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo

giá thực tế và giá so sánh trên phạm vi cả nước; đồng thời rà soát, kiểm tra và điều chỉnh số liệu đểđảm bảo số liệu các tỉnh cộng lên bằng cả nước.

+ Tỷ lệ chi phí trung gian so với giá trị sản xuất của các các ngành được biên soạn từ kết quả điều tra của một năm cơ bản, sử dụng trong một số năm cho đến khi Tổng cục biên soạn hệ số chi phí trung gian mới. Tỉnh thuộc vùng nào sử dụng hệ số chi phí trung gian của vùng đó.

+ Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quy trình tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên phạm vi cả nước và từng tỉnh.

- Các Cục Thống kê tỉnh trực thuộc trung ương: Tính toán và báo cáo các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá thực tế và giá so sánh theo hệ thống báo cáo thống kê định kỳ do Tổng cục quy định.

2. Ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải và ngành xây dựng

Để thực hiện việc phân bổ giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, xây dựng cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Xây dựng danh mục các đơn vị cơ sở cho từng tỉnh, trong đó cần phân biệt các đơn vị cơ sở là chi nhánh hoặc có chi nhánh là đơn vị cơ sở của tỉnh khác. Đối với những đơn vị cơ sở này, cơ quan thống kê địa phương không trực tiếp tính giá trị sản xuất mà chỉ thu thập thông tin theo yêu cầu và báo cáo cho cơ quan thống kê trung ương để cơ quan thống kê trung ương tính và phân bổ sản lượng cho các địa bàn tỉnh khác nhau.

- Xây dựng chương trình máy tính và bố trí nhân lực để thu thập thông tin, tính toán và phân bổ giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp và xây dựng của các địa phương và trung ương kết hợp cả hai phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên.

chuyên ngành để tăng cường đối chiếu, kiểm tra số liệu của trung ương và địa phương cũng như giữa các vụ, bộ phận thống kê chuyên ngành với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)