Kinh nghiệm thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 48)

thể xác định được đơn vị Thống kê và đơn vị thường trú theo lãnh thổ hành chính tỉnh

• Dựa trên phương pháp sản xuất của cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc có thể tính được chỉ tiêu GO, IC, VA theo phạm vi lãnh thổ hành chính tỉnh trực thuộc TW

- Kinh nghiệm thực tế

• Đã có thực tế tính toán chỉ tiêu này qua nhiều năm (30 năm tính chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và một số chỉ tiêu tổng hợp khác của hệ thống bảng cân đối vật chất tổng hợp (MPS) và 20 năm tính các chỉ tiêu của SNA)

• Có một đội ngũ cán bộ Thống kê có kiến thức và kinh nghiệm về Thống kê Tài khoản quốc gia

Công tác tính các chỉ các kinh tế tổng hợp, trong đó có các chỉ tiêu thuộc Hệ thống Tài khoản quốc gia ở cấp tỉnh là hết sức quan trọng, phục vụ cho yêu cầu đánh giá của Đảng và Chính quyền cấp tỉnh về kết quả sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… của từng địa phương, làm căn cứ để Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của mỗi tỉnh và chung của cả nước trong từng thời kỳ nhất định là rất cần thiết. Công tác tính các chỉ tiêu kinh tế cho tỉnh phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các chỉ tiêu tính cho tỉnh phải thống nhất với các chỉ tiêu Hệ thống tài khoản quốc gia của toàn quốc.

+Các chỉ tiêu cấp tỉnh đảm bảo tổng hợp cho vùng và tổng hợp cho phạm vi toàn quốc, có nghĩa từng tỉnh khi thu thập, tính toán, tổng hợp phải thống nhất về nội dung, về phạm vị, thời gian...

+Đảm bảo tính phục vụ kịp thời cho Đảng và Chính quyền địa phương trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

+Số liệu thu thập, tổng hợp phải đảm báo phản ánh đúng diễn biến tình hình kinh tế - xã hội tại từng tỉnh. Để đạt các yêu cầu trên cần làm rõ một số khái niệm liên quan đến tính toán các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia.

a/Xác định đơn vị thống kê trong thu thập thông tin phục vụ biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và theo tỉnh:

Để thực hiện được việc thu thập, tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia đảm bảo sự thống nhất giữa toàn quốc với các tỉnh phải sử dụng đúng các quy đinh về đơn vị thống kê. Cụ thể đơn vị thống kê được xác định như sau;

a.1/ Đơn vị thể chế là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác. Đơn vị thể chế có các đặc điểm sau:

- Có quyền sở hữu hàng hóa và tài sản và có thể trao đổi quyền sở hữu này thông qua hoạt động giao dịch với đơn vị thể chế khác;

- Có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những quyết định kinh tế và các hoạt động kinh tế có liên quan của đơn vị;

- Có khả năng phát sinh tài sản nợ, thực hiện các nghĩa vụ, cam kết và có tư cách pháp nhân tham gia vào các hợp đồng kinh tế;

- Có điều kiện lập các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán, bao gồm cả bảng cân đối kế toán theo yêu cầu của quản lý sản xuất và pháp luật của nhà nước.

Các đơn vị thể chế trong nền kinh tế được tập hợp theo các tiêu thức: có cùng nội dung; chức năng và mục đích hoạt động; có nguồn tài chính giống nhau, để hình thành các khu vực thể chế. Hệ thống tài khoản quốc gia chia nền kinh tế thành sáu khu vực: Khu vực phi tài chính; khu vực tài chính; khu vực nhà nước; khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình; khu vực hộ gia đình; và khu vực nước ngoài.

Đơn vị thể chế được chia ra: Đơn vị thể chế hộ gia đình (gồm một người hay một nhóm người hình thành hộ) và tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội được pháp luật thừa nhận. Ở Việt Nam đơn vị thể chế gồm các loại sau:

+ Hộ gia đình: hộ gia đình tiêu dùng và hộ tiêu dùng sản xuất kinh doanh cá thể

+ Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế + Các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp

+ Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội

+ Tổ chức không vị lợi: Hiệp hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng. Hiện tại có hai loại đơn vị giao dịch trong thống kê Tài khoản quốc gia: Loại thứ nhất liên quan tới những giao dịch xuất hiện trong tài khoản tạo thu nhập, phân phối thu nhập, tài khoản vồn - tài sản và tài khoản tài chính; Loại thứ hai liên quan đến các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ trong sản xuất, tiêu dùng và tích lũy. Ứng với hai hình thức giao dịch nêu trên, Hệ thống tài khoản quốc gia dùng hai loại đơn vị thống kê sau: Doanh nghiệp (enterprise) dùng cho thống kê về thu nhập, chi tiêu và thống kê về tài chính; Đơn vị ngành kinh tế (kind of activity units) dùng cho thống kê sản xuất

a.2/ Doanh nghiệp là một đơn vị thể chế hoặc một liên kết của các đơn vị ngành kinh tế cùng chịu sự quản lý trực tiếp hay gián tiếp trong hoạt vị ngành kinh tế cùng chịu sự quản lý trực tiếp hay gián tiếp trong hoạt động sản xuất, doanh nghiệp có quyền sở hữu tài sản, đưa ra các quyết định kinh tế và điều hành sản xuất kinh doanh, có thể tiến hành hoạt động sản xuất thuộc nhiều ngành kinh tế, tại nhiều địa điểm khác nhau. Thống kê tài khoản quốc gia dùng doanh nghiệp là đơn vị thống kê để thu thập thông tin, lập các tài khoản theo khu vực thể chế.

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã… Bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước trung ương; - Doanh nghiệp nhà nước địa phương; - Doanh nghiệp tập thể (các hợp tác xã); - Doanh nghiệp tư nhân;

- Công ty hợp danh;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; - Công ty cổ phần có vốn nhà nước;

- Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài; - Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài.

Số doanh nghiệp và các chỉ tiêu thống kê của doanh nghiệp chỉ tính cho các doanh nghiệp đang hoạt động, không bao gồm:

- Các doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Các doanh nghiệp tuy đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng đã giải thể, xát nhập, các doanh nghiệp đã cấp đăng ký kinh doanh nhưng không có tại địa phương (đã được xác minh thực tế);

- Các đơn vị không phải là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, như chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp.

Như vậy, khái niệm doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp nói ở đây khác với khái niệm và số lượng doanh nghiệp được cấp phép đăng ký kinh doanh do cơ quan cấp phép công bố, đó là số doanh nghiệp được cấp phép cộng dồn của một thời kỳ, nó bao gồm cả doanh nghiệp được cấp phép nhưng chưa triển khai hoạt động và doanh nghiệp không còn hoạt động. Cũng khác với khái niệm và số lượng doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế do cơ quan thuế công bố, đó là những doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, bao gồm cả những doanh nghiệp được cấp mã số thuế nhưng chưa triển khai hoạt động và cả những doanh nghiệp không còn hoạt động, nhưng vì nợ thuế nhà nước nên chưa loại bỏ được…

a.3/Đơn vị ngành kinh tế là một đơn vị thể chế hoặc một phần của đơn vị thể chế chỉ thực hiện một loại hoạt động kinh tế tại một cấp ngành nhưng có thể diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Mục đích chính của việc nghiên cứu đơn vị ngành kinh tế nhằm thống kê các hoạt động diễn ra tại các đơn vị thể chế, doanh nghiệp theo ngành kinh tế. Trong thống kê tài khoản quốc gia, đơn vị ngành kinh tế còn được gọi là đơn vị thuần nhất.

Đối với Việt Nam các đơn vị hạch toán toàn ngành như: Hoạt động sản xuất và phân phối điện lực của Tập đoàn điện lực Việt Nam, hoạt động vận tải hàng hóa và hàng khách thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, hoạt động bưu chính viễn thông thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam...Khi biên soạn tài khoản quốc gia theo vùng lãnh thổ, tỉnh thuộc Trung ương, kết

quả sản xuất (giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm) của các đơn vị trên sẽ được tính toán và phân bổ cho các vùng, lãnh thổ, tỉnh thuộc Trung ương khác nhau.

a.4/ Đơn vị địa bàn là một doanh nghiệp hay một phần của doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động kinh tế tại một địa điểm. Đơn vị địa bàn nghiệp chỉ tiến hành hoạt động kinh tế tại một địa điểm. Đơn vị địa bàn nhấn mạnh tới một địa điểm hoạt động mà không đề cập tới thực hiện hoạt động đó thuộc ngành kinh tế nào.

Như vậy nếu đơn vị ngành kinh tế nhằm thu thập thông tin để thống kê theo ngành thì đơn vị địa bàn nhằm thu thập thông tin để thống kê theo lãnh thổ.

a.5/ Đơn vị cơ sở là một đơn vị thể chế hay một phần của đơn vị thể chế đóng tại một địa điểm và tiến hành một loại hoạt động kinh tế. Đơn vị cơ sở là đơn vị kết hợp thuộc tính của đơn vị ngành kinh tế và đơn vị địa bàn. Đơn vị cơ sở còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn hay đơn vị hoạt động thuần nhất theo địa bàn.

Mục đích chính của việc nghiên cứu đơn vị cơ sở là xác định cơ cấu thuần nhất theo ngành kinh tếở cấp 5 của VSIC 2007 của từng địa bàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)