Kinh nghiệm thực hiện thống kê vùng lãnh thổ của Ba Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 34)

II. Kinh nghiệm quốc tế về biên soạn chỉ tiêu GDP theo vùng

2. Kinh nghiệm thực hiện thống kê vùng lãnh thổ của Ba Lan

Cục Thống kê Trung ương cho tới nay mới có 80 năm phát triển. Tuy nhiên công tác thống kê của Ba lan đã có lịch sử phát triển trên 205 năm. Thống kê Ba lan lấy thống kê toán làm nền tảng cho công tác của mình. Vì vậy các phương pháp điều tra chọn mẫu được ứng dụng rộng rãi để thu thập thông tin thống kê. Mặc dầu vậy thống kê vùng lãnh thổ vẫn được quan tâm đặc biệt. Ngay trong thế kỷ trước thống kê vùng lãnh thổ đã phát triển mạnh mẽ và đáp ứng nhu cầu thông tin theo vùng lãnh thổ cho quốc gia này.

Trong thống kê vùng lãnh thổ của Ba lan, một số chỉ tiêu sau đây đặc biệt được quan tâm:

+ Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product GDP); + Sản phẩm quốc dân thuần (Net National Product NNP); + Thu nhập quốc dân thuần (Net National Income NNI); và

2.1. Tổng sản phẩm trong nước

a. Tổng sản phẩm trong nước(GDP) được các nhà thống kê Ba lan xác định là: GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia là chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả sản xuất của cải vật chất của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện đặc trưng cho tiềm năng kinh tế của một quốc gia. GDP bằng tổng thu nhập thành phần ở tất cả các đơn vị thống kê trong một thời kỳ đã định. GDP là phần cân đối tổng hợp của tài khoản sản xuất trong hệ thống tài khoản quốc gia.

b. Tương ứng với chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước ở cấp quốc gia, ở cấp vùng/ tỉnh có chỉ tiêu “Tổng sản phẩm vùng/ tỉnh”. Mục tiêu tính chỉ tiêu tổng sản phẩm vùng được xác định là “phân tích sự khác nhau về tiềm năng kinh tế giữa các vùng”, mặt khác cũng cho phép “nghiên cứu các dòng trao đổi sản phẩm giữa các vùng”. Khi tính chỉ tiêu tổng sản phẩm vùng không lấy nguyên tắc thường trú (resident) làm cơ sở mà lấy nguyên tắc địa bàn làm cơ sở để tính giá trị gia tăng của một đơn vị kinh tế cho một vùng.

“Phù hợp với nguyên tắc vùng lãnh thổ, giá trị tăng thêm được tạo ra bởi một đơn vị thống kê được tính cho tổng sản phẩm vùng của vùng mà nó được

2.2. Tổng sản phẩm quốc dân thuần

a. Ở các nước có nền kinh tế mở và chịu ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài, GDP không phản ánh đầy đủ bức tranh kinh tế của đất nước vì không tính thu nhập theo yếu tố sản xuất giữa trong nước và nước ngoài. Tổng sản phẩm quốc dân thuần khác với Tổng sản phẩm trong nước ở lượng khấu hao và có tính đến thu nhập yếu tố ban đầu (theo lao động và vốn) giữa trong nước và nước ngoài. Tính thêm vào tổng sản phẩm trong nước giá trị tăng thêm của các đơn vị kinh tế thuộc quyền sở hữu của công dân của đất nước nhưng đóng ở nước ngoài. Mặt khác loại trừ giá trị gia tăng của các đơn vị nước ngoài đóng tại nước mình. Tổng sản phẩm quốc dân cho biết tiềm năng kinh tế của đất nước được đo bằng tổng thu nhập thành phần của các đơn vị kinh tế trong nước.

b. Tương ứng với chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc dân thuần là chỉ tiêu Sản phẩm quốc dân vùng thuần. Chỉ tiêu này không có một định nghĩa chính xác, vì không có một tiêu chí tương tự như ở chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc dân để phân chia. Tiêu chí gần với tiêu chí của chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc dân thuần cho vùng là tiêu chí “Nơi đặt cơ quan chính của doanh nghiệp” (ở Ba Lan là nơi đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). Đo sản phẩm quốc dân vùng dựa vào tiêu chí này rất khó mà thực hiện mục tiêu so sánh giữa các vùng, đặc biệt là đối với các quốc gia có nhiều vùng lãnh thổ, bởi vì dường như là chính quyền các vùng này thường thu thuế của các doanh nghiệp đăng ký tại địa phương mình nhưng thực tế lại hoạt động ở các vùng khác.

2.3. Thu nhập quốc dân thuần

a. Thu nhập quốc dân thuần (DNN) là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tổng hợp. Nó là kết quả của sự phân tách của thu nhập theo yếu tố giữa trong nước và nước ngoài. Nó là kết quả của sự phân chia thu nhập theo yếu tố giữa trong nước và nước ngoài. Vì trong đinh nghĩa của sản phẩm quốc dân thuần là giai đoạn đầu của quá trình này (quá trình chuyển nhượng thu nhập theo yếu tố giữa trong nước và nước ngoài), tổng thu nhập quốc dân khác với tổng sản phẩm quốc dân ở chỗ có cân đối với thu nhập từ nước ngoài.

b. Tương ứng với thu nhập quốc dân thuần ở các vùng có Thu nhập vùng thuần. Nó cũng được gọi là thu nhập vùng thuần ban đầu để phân biệt với thu nhập vùng khả dụng, chỉ tiêu phản ánh mức sống của dân cư trong vùng. Chỉ

tiêu này là đặc trưng đầy đủ nhất của tiềm năng kinh tế của vùng. Nó thể hiện khả năng của vùng trong việc tạo ra thu nhập, bởi vì nó bao hàm cả việc tính thu nhập ban đầu không chỉ với nước ngoài mà còn với các vùng khác của đất nước. Điều đó có nghĩa là công nhân sống ở vùng A, nhưng lại được tuyển dụng bởi nhà sản xuất thường trú tại vùng B, thì tạo ra sản phẩm của của vùng B. Nhưng nếu lương của người công nhân này được sử dụng ở vùng A thì làm tăng thu nhập vùng thuần ban đầu ở vùng A. Quy tắc này được sử dụng để xử lý tương tự cho người sản xuất thường trú tại vùng A, nhưng sở hữu nhà máy ở vùng B. Nhà máy ở vùng B được tính cho tổng sản phẩm của vùng B. Nếu một phần lợi nhuận được trả cho chủ sở hữu ở vùng A thì phần này phải tính cho Tổng thu nhập vùng ban đầu của vùng A.

Ở các nước thuộc khối EU, người ta không có số liệu về thu nhập vùng ban đầu thuần, vì không có được thông tin cần thiết để làm việc đó. Để tính được thu nhập ban đầu thuần cần phải hạch toán được phần chuyển nhượng “nước ngoài” cho từng vùng. Mà chuyển nhượng nước ngoài của từng vùng lại bao gồm hai mảng, một mảng từ nước ngoài thực sự, còn một mảng từ các vùng khác của trong nước.

2.4. Một số lưu ý chính của Ba lan trong việc xây dựng và tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản của vùng các chỉ tiêu thống kê cơ bản của vùng

Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tổng hợp cho vùng thường gặp nhiều vấn đề phức tạp khác nhau. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào chỉ tiêu Tổng sản phẩm vùng. Việc xử lý thực tế về phạm vi tính toán của chỉ tiêu này ảnh hưởng tới bức tranh thực tế về tiềm năng kinh tế vùng cũng như mức sống của dân cư trong vùng. Với lý do đó thống kê Ba lan đã có những bàn luận về việc giải quyết các vấn đềđó như sau:

a. Sử dụng nguyên tắc thường trú trong định nghĩa thống kê vùng nhiều khi không khả thi. Trong một số trường hợp, ví dụ như xây dựng và giao thông vận tải, phái sử dụng nguyên tắc lãnh thổ cho thống kê vùng.

b. Một số loại hoạt động của nền kinh tế không thuộc vào bất kỳ một vùng kinh tế nào. Ví dụ, hoạt động của các đại sứ quán, của quân đội làm nhiệm vụ ở nước ngoài.

c. Tổng sản phẩm trong nước được lấy từ tài khoản sản xuất và tính theo giá thị trường cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tổng sản phẩm vùng có thể vừa tính theo giá thị trường, vừa tính theo giá các yếu tố. Mỗi một phương pháp tính cho một giá trị khác nhau. Theo ý nghĩa của chỉ tiêu này trên toàn bộ nền kinh tế thì tổng sản phẩm vùng tính theo giá các yếu tố mới tương thích.

d. Tính giá trị dịch vụ vận tải vùng thường dựa trên nguyên tắc lãnh thổ. Trong khi đó chỉ tiêu này ở phạm vi quốc gia lại tính theo nguyên tắc thường trú, tức là ở nơi nó thực hiện hoạt động chứ không phải ở nơi nó được đăng ký. Ngoại trừ nguyên tắc này ra vận tải được thực hiện ở nước ngoài thì lại vận dụng nguyên tắc thường trú.

e. Đối với hoạt động xây dựng, cách xử lý tương tự như đối với hoạt động vận tải. Tức là tính giá trị xây dựng vùng dựa vào nguyên tắc lãnh thổ: hoạt động xây dựng thực hiện ởđâu thì tính cho ởđó.

f. Thực tế, để mô tả cơ cấu giá trị gia tăng vùng thường theo loại hoạt động hoặc theo thu nhập, theo đơn vị thể chế của định nghĩa thực hành về đơn vị thống kê trong hạch toán tài khoản. Quá trình tạo ra thu nhập (giá trị tăng thêm) thường diễn ra ở các đơn vị có liên quan đến quá trình sản xuất (được gọi là các đơn vị sản xuất), còn quá trình tài chính thì diễn ra ở các đơn vị thể chế. Một nguyên tắc được đề ra là các đơn vị thống kê được phân loại theo loại hoạt động cơ bản của chúng. Người ta tính một đơn vị sản xuất hoặc một đơn vị thể chế vào nhóm doanh nghiệp nào không dựa trên việc nó năm ởđâu. Điều đó có nghĩa là trong thực tế một doanh nghiệp có nhiều chi nhánh nằm ở các vùng khác nhau nhưng lại thuộc về một đơn vị kinh tế, thì tất cả chúng đều được phân vào cùng một nhóm theo họat động cơ bản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)