Ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 105)

- Đố iv ới kinh tế nhàn ước, bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; báo cáo hoạt động sự nghiệp có thu, thuyết minh báo cáo

4. Ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông

Do tính chất đặc thù của hoạt động vận tải đường sắt và vận tải hàng không, để đảm bảo tính thống nhất của số liệu giữa trung ương và địa phương tính toán, Tổng cục sẽ tính toán và phân bổ giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của 2 hoạt động vận tải này cho các tỉnh có các ga đường sắt hay cảng hàng không (sân bay). Cách thức phân bổ cụ thể như sau:

Bước1. Thu thập thông tin:

Ở Trung ương tiến hành thu thập thông tin về doanh thu của hoạt động vận tải đường sắt và vận tải hàng không từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tính giá trị sản xuất của hoạt động vận tải đường sắt và vận tải hàng không của toàn quốc. Căn cứ thông tin về số lao động và doanh thu của các ga, các đại lý bán vé máy bay phân theo tỉnh có hoạt động đường sắt và hàng không để phân bổ giá trị sản xuất cho các tỉnh. Địa phương sẽ thu thập thông tin về doanh thu của hoạt động vận tải hàng không cũng như số lao động của các đại lý bán vé máy bay của các hãng hàng không khác có văn phòng chính của công ty nằm trên địa bàn tỉnh mình.

Bước 2. Dựa vào số liệu về doanh thu để tính giá trị sản xuất của hoạt động vận tải đường sắt và hàng không. Sau đó, trên cơ sở số lao động hoặc doanh thu của các ga, các đại lý bán vé đóng trên địa bàn tỉnh để phân bổ giá trị sản xuất cho các tỉnh.

Bước 3. Dựa vào hệ số chi phí trung gian từ điều tra để tính chi phí trung gian của hoạt động vận tải đường sắt và hàng không trên toàn quốc.

Bước 4. Phân bổ giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm cho các tỉnh theo số lao động hoặc doanh thu của ga hoặc đại lý bán vé.

Kết quả phân bổ sẽ được gửi về cho các tỉnh để tổng hợp vào nguồn số liệu chung của từng tỉnh.

5. Ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động dịch vụ khác; hoạt động làm thuê các công việc dịch vụ hỗ trợ; hoạt động dịch vụ khác; hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình

Phương pháp tính giá trị sản xuất theo phương pháp sản xuất của các ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động dịch vụ khác có thể tóm tắt như sau:

5.1. Đối với các đơn vị sự nghiệp: Giá trị sản xuất, bằng (=) Tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị (không bao gồm các khoản chi chuyển nhượng hoặc chi đầu tư), cộng (+) Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp (nếu có);

5.2. Đối với các doanh nghiệp và loại hình kinh tế khác: Giá trị sản xuất, bằng (=) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, cộng (+) Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp;

Hoặc Giá trị sản xuất, bằng (=) Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất, cộng (+) Lợi nhuận thuần, cộng (+) Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp.

5.3. Giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, bằng (=) Tổng chi phí của hộ gia đình thuê người nội trợ, giúp việc... chi cho người lao động làm thuê các công việc trong hộ gia đình (bao gồm cả các khoản chi khác bằng tiền hoặc hiện vật). Hoặc Giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình được ước tính dựa vào thông tin từ điều tra mức sống hộ gia đình như sau:

Giá trị sản xuất = Số hộ thành thị x Chi phí bình quân của hộ điều tra mẫu cho người lao động làm thuê các công việc trong hộ GĐ (bao gồm cả các + Số hộ nông thôn x Chi phí bình quân của hộ điều tra mẫu cho người lao động làm thuê các công

việc trong hộ GĐ (bao gồm cả các

tiền hoặc hiện vật ở khu vực thành thị)

tiền hoặc hiện vật ở khu vực nông thôn)

Nguồn thông tin để tính giá trị sản xuất của các ngành hoạt động nói trên dựa vào báo cáo tổng mức lưu chuyển hàng hóa, điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở SXKD cá thể, báo cáo quyết toán tài chính năm của các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và thông tin từđiều tra mức sống hộ gia đình.

Tuy nhiên các nguồn thông tin này còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được kịp thời phục vụ cho tính chính thức (ví dụ kết quả điều tra thường công bố chậm hơn so với yêu cầu báo cáo) và đặc biệt chưa được các vụ chuyên ngành có liên quan cung cấp theo các tỉnh thành phố. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá giá trị sản xuất của các ngành này đối với các tỉnh là hết sức khó khăn.

6. Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm

6.1. Phương pháp và quy trình tính chính thức năm theo giá thực tế để khắc phục chênh lệch hoạt động ngân hàng. để khắc phục chênh lệch hoạt động ngân hàng.

6.1.1/ Phương pháp tính chính thức năm theo giá thực tế

a. Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất hoạt động ngân hàng là giá trị của toàn bộ các sản phẩm dịch vụ tài chính được tạo ra bởi hoạt động này thông qua các đơn vị hoạt động ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm phí dịch vụ ngầm (hay còn gọi là giá trị dịch vụ trung gian tài chính đo lường gián tiếp – FISIM) và phí dịch vụ thẳng. Vì giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất nên thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm (nếu có) phải được cộng thêm vào.

a.1. Phí dịch vụ ngầm

Phí dịch vụ ngầm bằng chênh lệch giữa thu nhập sở hữu phải thu và tổng tiền lãi phải trả. Không bao gồm thu nhập sở hữu do đầu tư từ nguồn vốn tự có.

Phí dịch vụ ngầm = Thu nhập sở hữu phải thu - Tiền lãi phải trả

- Thu lãi cho vay: gồm các khoản thu lãi từ cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Thu lãi tiền gửi: gồm các khoản thu lãi từ tiền gửi tại các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán: gồm tiền lãi từ các chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh.

- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần: gồm cổ tức nhận được trong kỳ từ góp vốn, mua cổ phần; lãi của các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết.

- Thu lãi cho thuê tài chính: gồm các khoản thu lãi từ nghiệp vụ cho thuê tài chính.

Tiền lãi phải trả gồm:

- Trả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi tiền vay cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Trả lãi phát hành giấy tờ có giá: gồm các khoản trả lãi cho các giấy tờ có giá đã phát hành.

- Trả lãi tiền thuê tài chính.

* Chú ý: Trong qúa trình xác định thu nhập sở hữu phải thu và lãi phải trả ở đơn vị cơ sở, thu lãi điều chuyển vốn nội bộ và trả lãi điều chuyển vốn nội bộ cần được tính vào.

a.2. Phí dịch vụ thẳng

Phí dịch vụ thẳng gồm các khoản phí và hoa hồng từ các dịch vụ tài chính tính giá trực tiếp đối với khách hàng. Các khoản thu này gồm thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ kinh doanh ngoại hối, thu từ kinh doanh chứng khoán .v.v….

* Chú ý: Thu từ kinh doanh chứng khoán và thu từ kinh doanh ngoại hối là chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua thực tế. Thu bất thường và chi bất thường không tính vào giá trị sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)