Đơn vị cơ sở là đơn vị lý tưởng cho thống kê sản xuất. Doanh nghiệp dùng làm đơn vị thống kê trong lĩnh vực thống kê thu nhập, chi tiêu và thống kê tài chính.
a.6/Tập đoàn (Tổng công ty) là một nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau về pháp lý hoặc tài chính.
b.Xác định đơn vị thường trú cho toàn bộ nền kinh tế và xác định đơn vị thường trú cho tỉnh.
b.1/Đơn vị thường trú cho toàn bộ nền kinh tế
Đơn vị thường trú trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của Việt Nam là một đơn vị thể chế hoặc một phần của đơn vị thể chế có trung tâm lợi ích kinh tế tại lãnh thổ kinh tế của Việt Nam, tức là đơn vị đó cam kết sản xuất ra một số lượng đáng kể về hàng hoá và dịch vụ, hoặc có trụ sở, nhà xưởng sản xuất tại lãnh thổ kinh tế của Việt Nam từ một năm trở lên.
hành chính, sự nghiệp; một tổ chức thuộc các đoàn thể, hiệp hội, nhưng cũng có thể là một chi nhánh, một văn phòng đại diện, một bộ phận sản xuất của nước ngoài đóng tại lãnh thổ kinh tế Việt Nam trong một khoản thời gian nhất định (thường là từ một năm trở lên). Những đơn vị này được thành lập bởi luật pháp của Việt Nam hoặc được Nhà nước Việt Nam thừa nhận sự tồn tại của chúng thuộc tất cả các loại hình kinh tế và họ được phép sản xuất, kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam không cấm. Tuy nhiên, những đơn vị này phải đảm bảo các điều kiện qui đinh chung và những qui định cho từng trường hợp cụ thể về thường trú đối với một đơn vị như đã được đề cập ở trên. Cụ thể, các đơn vị thường trú trên lãnh thổ kinh tế Việt Nam gồm:
a.Hộ gia đình: mỗi hộ gia đình đang sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh tất cả các ngành nghề thuộc các loại hình kinh tế là một đơn vị thường trú của Việt Nam nếu hộ đó đảm bảo đủ điều kiện về thường thường trú qui định cho khu vực hộ gia đình. Các loại hộ gia đình bao gồm (hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, hộ gia đình của cán bộ, công chức của nhà nước, hộ nhân viên của các đoàn thể, hiệp hội và các tổ chức khác và cả các hộ gia đình tập thể: hộ của các cá nhân, các trung tâm nuôi dưỡng người già, cô đơn...);
b.Các đơn vị kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh có đăng ký hoặc không có đăng ký kinh doanh, bao gồm cả các cá nhân kinh doanh, làm ăn ở nước ngoài trong khoảng thời gian dưới một năm. Mỗi một đơn vị kinh doanh cá thể được tính là một đơn vị thường trú nếu thời gian kinh doanh được cam kết từ một năm trở lên. Khi xét đến sự thường trú của một cá nhân cần lưu ý đến những qui định cho các trường hợp đặc biệt đối với một cá nhân. Đối với trường hợp cá nhân kinh doanh là người nước ngoài cam kết hoạt động từ một năm trở lên cũng được coi là đơn vị thường trú của Việt Nam.
c.Tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp và đơn vị được coi là doanh nghiệp (gọi tắt là doanh nghiệp) thuộc mọi loại hình kinh tế, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty liên doanh; công ty 100% vốn nước ngoài và các hợp tác xã. Trong thực tế, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, chúng ta có thể nhận dạng đơn vị thường trú theo phạm vi, qui mô hoạt động khác nhau, tức là chúng ta có thể coi
mỗi một đơn vị thuộc một loại hình tổ chức (tập đoàn, công ty, doanh nghiệp....) hoặc đơn vị kinh tế cơ sở của chúng mà đáp ứng đầy đủ các qui đinh về thường trú trong lãnh thổ kinh tế của Việt Nam là một đơn vị thường trú của Việt Nam. Ví dụ, nếu chúng ta muốn thống kê có bao nhiêu tập đoàn kinh tế? bao nhiêu doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế đang thường trú tại Việt Nam thì chúng ta phải thống kê từng đơn vị theo loại hình tổ chức. Song nếu chúng ta cần phân tách số liệu theo lãnh thổ thì sẽ phải thu thập thông tin theo đơn vị kinh tế cơ sở thường trú của mỗi loại hình tổ chức này.
d.Đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện, hãng sản xuất kinh doanh của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế, tổ chức vùng đóng tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định (thường là từ một năm trở lên).
e.Đơn vị, tổ chức thuộc hệ thống tổ chức của Việt Nam: văn phòng của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tich nước, Chính phủ; các đơn vị thuộc các bộ và cơ quan ngang bộ; cơ quan trực thuộc chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp các cấp tỉnh, quận/huyện; xã/phường;
f.Từng đơn vị sự nghiệp của mọi loại hình kinh tế: sự nghiệp công lập; sự nghiệp bán công và sự nghiệp dân lập.
g.Đại sứ quán, lãnh sự quán, căn cứ quân sự, trạm nghiên cứu...của Việt Nam ở nước ngoài.
h.Hãng hàng không; đơn vị vận tải liên vận quốc tế, đơn vị khai thác dầu khí, tài nguyên ở ngoài khơi của Việt Nam, khu vực tự do, kho ngoại quan thuộc lãnh thổ kinh tế của Việt Nam
i.Tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội được thành lập hoặc thừa nhận bởi pháp luật và những qui định của Việt Nam;
k.Tổ chức hoạt động vô vị lợi: hiệp hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.
b.2/ Đơn vị thường trú trên phạm vi tỉnh
Đơn vị thường trú cấp tỉnh bao gồm toàn bộ các đơn vị thể chế (hoặc một phần của đơn vị thể chế) có cam kết tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, hoặc có nhà xưởng hoặc nơi cư trú trong địa phận lãnh thổ kinh tế của tỉnh, bất kể đơn vị đó là của trung ương, địa phương hay của nước ngoài (lãnh thổ
kinh tế của tỉnh không tính phần lãnh thổ của nước ngoài như được qui định ở phần I). Mỗi đơn vị chỉđược tính là thường trú tại một tỉnh duy nhất.
Nguyên tắc xác định đơn vị thường trú đối với phạm vi tỉnh:
- Căn cứ vào phương pháp tính chỉ tiêu VA/GDP: chỉ tiêu VA/GDP tính trên phạm vi tỉnh chỉ tính theo phương pháp sản xuất vì vậy đơn vị thường trú theo cấp tỉnh là “đơn vị cơ sở ngành kinh tế trên địa bàn”
- Sản phẩm được đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh hay sáng tạo ở tỉnh nào thì coi đơn vị đó là đơn vị thường trú của tỉnh; không phân biệt ai quản lý/sở hữu cơ sở này hoặc cơ sở hạch toán kinh tế độc lập hay phụ thuộc.
- Căn cứ vào quy mô sản xuất kinh doanh, quy trình hình thành sản phẩm, cách thức tổ chức hạch toán, cách thức tổ chức và thu thập nguồn thông tin của một số ngành, loại hình kinh tế đặc thù để quy ước đơn vị thường trú cho phù hợp với việc tính GO, VA, GDP ở phạm vi tỉnh: ví dụ đối với đánh bắt thuỷ, hải sản xác định đơn vị thường trú theo chủ quản lý/sở hữu phương tiện, khai thác mỏ xác định thường trú cho địa phương có mỏ khoáng sản, đối với loại hình hạch toán toàn ngành như ngành điện, nước (có hoạt động liên tỉnh), vận tải đường sắt, hàng không đường ống, bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm…cho tính GO, VA tập trung tại TCTK sau đó phân bổ cho các tỉnh có liên quan nên không cần xác định đơn vị thường trú theo tỉnh. Đối với hoạt động xây dựng thì sản phẩm xây lắp ở tỉnh nào coi là thường trú của tỉnh…
- Khi đã quy định một ngành nào đó tính tập trung tại trung ương sau đó phân bổ cho các tỉnh thì không cần xác định đơn vị thường trú cho tỉnh không chỉ đối với ngành điện, nước, khí đốt, vận tải đường sắt, hàng không, đường ống, bưu điện mà còn các hoạt động ngoại giao, ngân hàng, bảo hiểm, ANQP… Dựa vào những qui định chung về thường trú được hướng dẫn trong tài khoản quốc gia, xem xét điều kiện thực tế tồn tại của các loại hình kinh tế, loại hình doanh nghiệp và thể chế chính trị của Việt Nam đối với cấp tỉnh, chúng ta có các đơn vị thường trú theo các lĩnh vực thể chế như sau:
a.Hộ gia đình: Mỗi hộ gia đình được coi là một đơn vị thường trú của một tỉnh khi hộ gia đình đó có nơi cư trú hoặc nơi sản suất kinh doanh ở trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh. Nếu hộ gia đình có các thành viên đi xa gia đình ngoài lãnh thổ kinh tế của tỉnh, khi tính các chỉ tiêu thống kê liên quan đến các
thành viên của một hộ gia đình, những trường hợp sau vẫn được coi là thành viên của hộ ga đình và có cùng nơi thường trú với hộ gia đình:
- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình đi học tập tại nước ngoài, hoặc tại các tỉnh khác dù thời gian học tập kéo dài nhiều năm.