Thực trạng tính các chỉ tiêu Giá trị sản xuất, Giá trị tăng thêm và Tổng sản phẩm trong nước thực hiện trên địa bàn tỉnh trực thuộc Trung ương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 154)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

2.Thực trạng tính các chỉ tiêu Giá trị sản xuất, Giá trị tăng thêm và Tổng sản phẩm trong nước thực hiện trên địa bàn tỉnh trực thuộc Trung ương

sản phẩm trong nước thực hiện trên địa bàn tỉnh trực thuộc Trung ương

2.1. Kết qu đạt được

Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Hệ thống tài khoản quốc gia được biên soạn đã thực sự là một công cụ quan trọng để Đảng và Nhà nước các cấp quản lý, điều hành nền kinh tế; là những căn cứ quan trọng để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Việc áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia là một yếu tố từng bước hoàn thiện và phát triển thống kê Việt Nam theo hướng hội nhập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Qua hơn 15 năm biên soạn một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Hệ thống tài khoản quốc gia trên địa bàn tỉnh trực thuộc Trung ương, ngành Thống kê đã thu được một kết quả quan trọng như sau:

•Đã đáp ứng được một phần yêu cầu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước các cấp và những người dùng tin khác trong việc đánh giá kết quả sản xuất, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ hành chính tỉnh;

•Làm cơ sở xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh;

•Cung cấp những thông tin quan trọng cho việc biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia của toàn bộ nền kinh tế;

•Đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên trách tính một số chỉ tiêu về Tài khoản quốc gia từ Tổng cục Thống kê đến các Cục Thống kê tỉnh trực thuộc Trung ương.

2.2. Nhng hn chế và bt cp

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thống kê vẫn còn những hạn chế, bất cập. Số lượng và chất lượng thông tin thống kê tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Việc tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), Giá trị tăng thêm (VA) và Tổng sản phẩm trong nước đã bộc lộ một số khiếm khuyết cả ở phạm vi toàn quốc và phạm vi cấp tỉnh, thể hiện ở các mặt sau:

Về chỉ tiêu giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất do trung ương và địa phương tính toán có sự chênh lệch ngày càng lớn cả về số tuyệt đối và số tương đối, tổng cộng số liệu của 63 tỉnh cao hơn số liệu của cả nước, sự chênh lệch này thể hiện ở tất cả các ngành kinh tế cấp I, theo giá thực tế và giá so sánh.

Về chỉ tiêu giá trị tăng thêm và GDP: Giá trị tăng thêm/GDP do trung ương và địa phương tính cũng có sự chênh lệch ngày càng lớn cả về số tuyệt đối và số tương đối, tổng cộng số liệu của 63 tỉnh cao hơn số liệu của cả nước (về giá thực tế: năm 2004, chỉ tiêu GDP của cả nước tính chỉ bằng 98,6% so với tổng cộng của 63 tỉnh, thì năm 2008 bằng 92,3%; theo giá so sánh: nếu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2004 so với 2003 của tổng cộng 63 tỉnh là 12,3%, của trung ương là 7,8% thì đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng này lần lượt là 11,3% và 6,3%). Sự chênh lệch này thể hiện ở tất cả các ngành kinh tế cấp I.

2.3. Các nguyên nhân dn đến chênh lch s liu gia trung ương và địa phương phương

Tình trạng chênh lệch số liệu nêu trên đã và đang tồn tại trong nhiều năm và ngày càng lớn, do cả nguyên nhân thống kê và nguyên nhân phi thống kê, cụ thể như sau:

2.3.1. Nguyên nhân thống kê

a) Quy trình tổ chức tính toán không thống nhất, thiếu đồng bộ giữa Trung ương và địa phương

Hiện nay Tổng cục Thống kê đang áp dụng quy trình tổ chức công việc mang tính “phân tán và chia cắt”, một số Vụ trên Tổng cục Thống kê tính chỉ tiêu GO cho cả nước tách rời với việc tính chỉ tiêu này ở phạm vi tỉnh. Phương pháp và nguồn thông tin để tính chỉ tiêu trên cho cả nước và cho tỉnh không công khai, minh bạch, thiếu sự giám sát lẫn nhau, dẫn đến trong tổ chức công việc còn tùy tiện và nhiều khi vi phạm tính độc lập và trung thực trong công tác thống kê.

b) Chưa quy định và áp dụng thống nhất đơn vị thống kê trong thu thập số liệu và chưa áp dụng thống nhất phương pháp tính

•GDP tính cho toàn nền kinh tế hay theo tỉnh đã áp dụng theo phương pháp sản xuất (GDP = GO – IC + thuế nhập khẩu). Ở cả 3 yếu tố cấu thành của phương pháp đều dẫn đến chênh lệch số liệu giữa Trung ương và địa phương, cụ thể như sau:

+ Do áp dụng phương pháp tính cho từng ngành, từng thành phần kinh tế chưa thống nhất giữa Trung ương và địa phương, giữa thống kê chuyên ngành và thống kê tài khoản quốc gia nên Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế cấp I do Tổng cục Thống kê tính thấp hơn so với tổng cộng các địa phương.

+ Áp dụng hệ số chi phí trung gian thiếu thống nhất và minh bạch giữa TW và địa phương, nhiều Cục Thống kê tỉnh đã tùy tiện áp dụng các tỷ lệ chi phí trung gian theo ngành, thành phần kinh tế của cả nước hoặc của tỉnh khác.

+ Tổng cục chưa phân bổ thuế nhập khẩu cho các tỉnh có liên quan.

•Đối với một số ngành kinh tế do chưa thống nhất về nội dung, phạm vi nên còn có sự khác nhau trong phân ngành giữa Trung ương và Địa phương.

•Nguồn thông tin để tính GDP ở cấp cả nước và cấp tỉnh, thành phố chưa thống nhất, chưa đồng bộ và không phù hợp với yêu cầu tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trên địa bàn tỉnh thể hiện ở cả chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê và chế độ hạch toán kế toán. Chế độ báo cáo quyết toán tài chính doanh nghiệp và điều tra doanh nghiệp đều chưa đáp ứng yêu cầu thông tin theo đơn vị cơ sở trên địa bàn tỉnh mà vẫn chủ yếu theo đơn vị hạch toán độc lập; nhiều cuộc điều tra thường xuyên hay đột xuất khác với cỡ mẫu nhỏ, chỉ đại diện cho cả nước, không đại diện cho cấp tỉnh nên khi suy rộng đã phát sinh chênh lệch số liệu giữa các tỉnh với nhau và giữa các tỉnh với trung ương.

•Về báo cáo Thống kê - kế toán định kỳ của các cơ sở đối với các đơn vị hạch toán toàn ngành như: Điện, vận tải hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông, bảo

thu thập không đầy đủ thông tin để tính các chỉ tiêu Giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm thực hiện trên lãnh thổ tỉnh.

•“Đơn vị thống kê cơ sở trên lãnh thổ” và “Đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh, thành phố” chưa được quy định một cách khoa học và rõ ràng, từ khâu thu thập thông tin đến khâu tính toán, xử lý tổng hợp, dẫn đến số liệu GO, VA, GDP do các tỉnh vừa trùng vừa thiếu, đặc biệt là đối với thông tin của các tập đoàn, tổng công ty, công ty liên doanh, doanh nghiệp lớn có nhiều đơn vị cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều tỉnh trong cả nước và các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, có quy mô lớn, hoạt động liên tỉnh.

c) Các công cụ dùng trong tính toán ở cấp tỉnh còn nhiều bất cập

•Về giá:

Đơn giá bình quân năm theo giá thực tế của nhiều cây trồng, vật nuôi để tính Giá trị sản xuất theo giá thực tế đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn bất cập giữa tính cho toàn quốc và cho từng tỉnh. Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp sử dụng bảng giá cố định 1994, được coi là giá so sánh năm 1994 đã bộc lộ nhiều bất cập vì giá cố định là giá bình quân cho cả nước, không mang tính đại diện cho các tỉnh nên dẫn tới Giá trị sản xuất của Trung ương chỉ bằng 70% so với tổng cộng của địa phương đối với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản và bằng 85% đối với ngành Công nghiệp và xây dựng.

•Về chỉ số giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Hệ thống chỉ số giá chưa biên soạn đầy đủ cho phạm vi tỉnh, thành phố, nên các Cục Thống kê tỉnh đã sử dụng tuỳ tiện các loại chỉ số giá khác nhau, thiếu độ tin cậy và không phù hợp với thực tế kinh tế diễn ra ở tỉnh, thành phố...

•Giữa giá và chỉ số giá tính cho toàn quốc với giá và chỉ số giá tính cho tỉnh không đồng nhất (Giá bình quân toàn quốc không bằng giá bình quân của các tỉnh tổng hợp lại).

•Về hệ số chi phí trung gian

•Hệ số chi phí trung gian (IC) hiện đang sử dụng là hệ số chi phí trung gian theo vùng của điều tra năm 1996, không phù hợp với thực tế của tỉnh.

Công tác tổ chức biên soạn Tài khoản quốc gia ở Tổng cục và các Cục Thống kê tỉnh là quy trình phân tán, trong tổ chức công việc còn thiếu sự phối hợp giữa các Vụ Thống kê chuyên ngành và Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia ở Tổng cục Thống kê với các phòng Thống kê chuyên ngành ở Cục Thống kê. Tổng cục chưa quy định cụ thể trách nhiệm cho từng đơn vị và chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác tính các chỉ tiêu này ở cả các Vụ trên Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê.

2.3.2. Nguyên nhân phi thống kê

a) Ý thức chấp hành luật pháp trong lĩnh vực thống kê chưa nghiêm, tính độc lập và khách quan của số liệu thống kê chưa được tôn trọng

•Ý thức chấp hành luật pháp trong lĩnh vực Thống kê- Kế toán, các chế độ điều tra, báo cáo thống kê, thu thập thông tin từ hồ sơ hành chính của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất, các hộ gia đình...chưa nghiêm

•Không ít Lãnh đạo cấp tỉnh do không hiểu biết quy trình tổ chức công việc của ngành Thống kê, do bệnh thành tích nên đã áp đặt và gây sức ép đến người làm công tác thống kê, vi phạm nghiêm trọng đến tính độc lập và khách quan của số liệu thống kê.

b) Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ Thống kê còn hạn chế

Đội ngũ cán bộ thống kê vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn, nhất là cán bộ chuyên sâu về công tác thống kê Tài khoản quốc gia ở các Cục Thống kê; bên cạnh đó số cán bộ làm Tài khoản quốc gia ở địa phương thường xuyên thay đổi, không ổn định, không được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 154)