Khái niệm, bản chất thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 83)

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU GDP GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA

c. Khái niệm, bản chất thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có

thể diễn ra ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ người phát hành; ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp; tại Sở Giao dịch hay tại thị trường phi tập trung.

Về bản chất, thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư và là định chế tài chính trực tiếp, tức là cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp.

- Vị trí và chức năng của thị trường chứng khoán * Vị trí của thị trường chứng khoán

- Thị trường chứng khoán là một loại thị trường vốn đặc biệt.

- Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ sở hữu)

* Chức năng của thị trường chứng khoán thể hiện: - Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế,

- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, - Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, - Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp,

- Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. -Các chủ thể trên thị trường chứng khoán.

- Nhà phát hành, - Nhà đầu tư,

- Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán, - Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán. Các nguyên tắc tính hoạt động chứng khoán :

- Việc tính toán phải dựa trên số liệu thực tế phát sinh trong kỳ của các hoạt động chứng khoán hạch toán độc lập.

- Chỉ tính cho các đơn vị hoạt động theo đúng nội dung và nguyên tắc phân ngành kinh tế Việt Nam 2007 đã quy định có nghĩa là chỉ tính những hoạt động dịch vụ thuộc ngành kinh doanh chứng khoán (phân ngành cấp 3).

- Các đơn vị kinh doanh chứng khoán có những hoạt động phụ, thuộc các ngành kinh tế khác như: hoạt động khách sạn, vận tải, công nghiệp, dịch vụ khác… đã hạch toán được doanh thu, lỗ, lãi thì giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các hoạt động phụ phải được tách riêng ra khỏi những chỉ tiêu thuộc ngành hoạt động tài chính khác đểđưa về các ngành tương ứng.

- Khi tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của ngành chứng khoán cần xác định rõ ranh giới thường trú và không thường trú và chỉ tính cho các hoạt động thuộc các đơn vị là đơn vị thường trú của Việt Nam.

- Các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của ngành chứng khoán được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

7. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ:

Các đơn vị là Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ; Viện , Trung tâm nghiên cứu khoa học, các hợp tác xã, các đơn vị sản xuất kinh doanh cá thể …Về thường trú là đơn vị cơ sở đóng tại địa phương, quy định trụ sở đóng tại địa phương nào thì coi là đơn vị thường trú của tỉnh đó. VD: Một viện nghiên cứu có trụ sở chính đóng tại Hà Nội, có nhiều viện nhỏ hoặc trung tâm thực nghiệm đóng tại các tỉnh khác, thì quy định các viện nhỏ hoặc trung tâm thực nghiệm đóng tại tỉnh nào là thường trú của tỉnh đó, phần trụ sở chính hoạt động được tính cho thành phố Hà Nội.

8. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, Quản lý nhà nước, An ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc:

Gồm hoạt động của Đảng, đoàn thể Việt Nam, Tổ chức chính trị, chính trị xã hội và các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các Cục, Vụ, Viện… Đóng trên địa bàn tỉnh nào được coi là đơn vị thường trú của tỉnh đó. Trong trường hợp một cơ quan của Đảng, Nhà nước, Bộ, Cơ quan ngang bộ… có nhiều bộ phận đóng ở nhiều tỉnh khác nhau thì bộ phận đóng ở tỉnh nào sẽ tính là đơn vị

thường trú của tỉnh đó. Ví dụ Bộ kế hoạch đầu tư văn phòng chính đóng tại Hà Nội, văn phòng hai đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh thì văn phòng chính tính thường trú cho thành phố Hà Nội, văn phòng hai tính là thường trú cho thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan được quản lý theo ngành dọc khi xác định đơn vị thường trú cũng chấp hành quy định trên, ví dụ Tổng cục Thống kê thì các Cục được xác định là đơn vị thường trú của tỉnh, riêng văn phòng Tổng cục được xác định là thường trú của thành phố Hà Nội.

Các hoạt động khác như Sứ quán, Lãnh sự quán, các căn cứ quân sự và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài là thường trú của Việt Nam và không xác định thường trú cho tỉnh. Chỉ xác định khi tính GDP cho cả nước và sau đó phân bổ cho các tỉnh có liên quan đến từng trường hợp cụ thể.

Đối với lực lượng an ninh, quốc phòng do TW quản lý cũng không quy định cụ thể là đơn vị thường trú của tỉnh nào, Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia xây dựng phương pháp phân bổ giá trị sản xuất cho tỉnh ở phần sau.

Đối với các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng đảm bảo xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh được thống nhất với quy định chung, có nghĩa là cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh nào được coi là đơn vị thường trú của tỉnh đó và được bóc tách đưa về những ngành kinh tế thích hợp.

Một số trường hợp về đơn vị thường trú của tỉnh: -Uỷ ban nhân dân tỉnh

- Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã -Uỷ ban nhân dân xã, phương, thị trấn

-Các sở, ban, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở từng lĩnh vực. -Các cơ quan hành pháp, tư pháp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn -Các ban của Đảng từ tỉnh uỷ/thành uỷ đến xã, phường, thị trấn -Các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn -Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn -Các trường hợp khác (đã nêu ở trên).

Các trường học, trung tâm giáo dục đào tạo đóng trên địa bàn tỉnh nào coi là đơn vị trường trú ở tỉnh đó, không phân biệt trường công lập hay trường dân lập, không phân biệt cấp học họăc loại hình đào tạo.

Một trường có cơ sở chính đóng tại Hà Nội, cơ sở hai đóng tại một tỉnh thành phố khác thì cơ sở hai là thường trú của tỉnh mà cơ sởđó đóng.

10.Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội:

Bệnh viện, phòng khám, trạm xá, trung tâm y tế, trung tâm điều dưỡng… không kể loại hình kinh tế đóng trên địa phận tỉnh nào đều được quy định là đơn vị thường trú của tỉnh đó.

Một viện hoặc trung tâm nghiên cứu vừa có chức năng nghiên cứu vừa có chức năng khám chữa bệnh. Phần hoạt động khám chữa bệnh cần tách riêng đưa về ngành y tế hoạt động cứu trợ.

Đối với các cơ sở kinh doanh cá thể trong lĩnh vực y tế cứu trợ thống nhất lấy địa điểm kinh doanh để xác định đơn vị thường trú, một hộ có cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh nào thì cơ sở kinh doanh đó là đơn vị thường trú của tỉnh đó. Song trong trường hợp cơ sở không đăng ký kinh doanh, không nộp thuế, quy ước đơn vị thường trú theo cơ sở chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)