Cục Thống kê tỉnh thành phố chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 123)

- Đố iv ới kinh tế nhàn ước, bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; báo cáo hoạt động sự nghiệp có thu, thuyết minh báo cáo

b. Cục Thống kê tỉnh thành phố chịu trách nhiệm

Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định, phân công nhiệm vụ cho các phòng thống kê chuyên ngành tổ chức thực hiện các công việc sau, dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các Vụ trên Tổng cục Thống kê:

- Tiếp nhận phần GO,IC,VA và thuế nhập khẩu của các đơn vị hoạt động liên tỉnh đóng trên tỉnh mình do Tổng cục Thống kê phân bổ;

- Thu thập thông tin, xử lý, tổng hợp chỉ tiêu GO, IC, VA của tất cả các đơn vị có quy mô hoạt động không liên vùng, liên tỉnh;

- Tính toán và tổng hợp chỉ tiêu GO, IC, VA và GDP của tất cả các ngành và loại hình kinh tế trên lãnh thổ hành chính tỉnh theo ngành, thành phần, loại hình

kinh thế, theo 2 loại giá (thực tế và so sánh) báo cáo Tổng cục Thống kê theo quy định;

- Hướng dẫn và thực hiện chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê,...và thu thập số liệu có liên quan đến nguồn thông tin tính GO, IC, VA và GDP trên lãnh thổ hành chính tỉnh;

- Biên soạn, công bố, xuất bản các chỉ tiêu GO, IC, VA và GDP theo quy định và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Giải pháp 6.Bổ sung hoàn thiện hệ thống chỉ số giá và hệ số chi phí trung gian: Bổ sung, hoàn thiện các loại chỉ số giá sản xuất (PPI) chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ để tính chuyển GO, IC, VA, thuế nhập khẩu về giá so sánh. Định kỳ 5 năm tổ chức điều tra thu thập thông tin để có một bộ hệ số sử dụng biên soạn TKQG, trong đó có hệ số chi phí trung gian theo ngành thành phần kinh tế, theo tỉnh và cho cả nền kinh tế.

Giải pháp 7 .Quy định trách nhiệm, quyền hạn công bố và phổ biến số liệu GDP và chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan đến việc tính toán chỉ tiêu GDP

- Tổng cục Thống kê công bố chính thức chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan khác theo chu kỳ quý và năm cho toàn bộ nền kinh tế và cho từng tỉnh.

- Các Cục Thống kê tỉnh công bố số liệu ước tính về GDP và chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan khác theo chu kỳ quý, năm sau khi đã có thẩm định của Tổng cục Thống kê (kết quả thẩm định đối với chu kỳ quý là sau 2 tháng, đối với chu kỳ năm là sau 9 tháng). Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong ngành thống kê thẩm định chỉ tiêu GDP và những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan khác của các Cục Thống kê tỉnh; làm trọng tài giải quyết phát sinh chênh lệch số liệu GDP giữa toàn quốc và các tỉnh.

Để thực hiện giải pháp 7 Chỉ tiêu kế hoạch và dự báo tăng trưởng GDP hàng quí, năm, 5 năm do cơ quan kế hoạch và các cơ quan khác tính toán chỉ là các chỉ tiêu định hướng phục vụ cho nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, không

Khuyến khích các cơ quan, tổ chức nghiên cứu dự báo và xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng GDP hàng quí, năm, 5 năm ...cho cả nước, cho cấp tỉnh phù hợp với luật thống kê và các văn bản pháp qui khác liên quan đến công tác thống kê. Các chỉ tiêu kế hoạch hoặc dự báo chỉ mang tính định hướng trong công tác nghiên cứu, điều hành nền kinh tế, không có giá trị trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu tỉnh, huyện, xã.

Trình Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư chấn chỉnh việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch về GDP cấp tỉnh, huyện. Việc xây dựng các chỉ tiêu này phải căn cứ vào các chỉ tiêu thống kê đã công bố và có sự tham gia, thẩm định của cơ quan thống kê các cấp, không thể căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch và dự báo đểđiều chỉnh các chỉ tiêu thống kê, để gây sức ép với tổ chức và người làm công tác thống kê ở các cấp, các ngành.

Giải pháp 8.Tăng cường ứng dụng khoa học, Công nghệ thông tin và kinh nghiệm thống kê của khu vực và quốc tế về quy trình biên soạn GDP nói riêng và biên soạn SNA nói chung

- Xây dựng lộ trình áp dụng SNA năm 2008 của cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc vào Thống kê Tài khoản quốc gia ở Việt Nam cho các năm 2010- 2012, bảo đảm đến năm 2013 thực hiện SNA 2008 thay cho SNA 1993.

- Tiếp tục nghiên cứu quy trình biên soạn Tài khoản quốc gia cho cả nước, cho vùng/tỉnh của cơ quan Thống kê các nước nhằm hoàn thiện quy trình biên soạn Tài khoản quốc gia Việt Nam

- Xây dựng phần mềm biên soạn tài khoản quốc gia, trong đó có việc tính chỉ tiêu GDP cho cả nước, cho từng tỉnh nhằm kiểm soát và quản lý chất lượng về công tác biên soạn Tài khoản quốc gia ở các đơn vị trên Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh.

Giải pháp 9.Hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thống kê làm công tác tài khoản quốc gia từ trung ương đến địa phương.

-Khi đã coi công tác Thống kê Tài khoản quốc gia là trung tâm cần hoàn thiện bộ máy tổ chức biên soạn, tính toán ở Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh, bảo đảm mỗi một Vụ có một bộ phận chuyên tính các chỉ tiêu GO, VA và các chỉ tiêu khác của Tài khoản quốc gia. Tổ chức lại các lĩnh vực công tác trong Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia theo từng tài khoản, phương pháp tính GDP...

- Tăng cường và ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác Thống kê tài khoản quốc gia từ Tổng cục Thống kê đến các Cục Thống kê tỉnh. Định kỳ hàng năm cập nhật kiến thức và 5 năm 2 lần đào tạo Thống kê tài khoản quốc gia cho đội ngũ cán bộ làm công Tác tài khoản quốc gia. Thường xuyên phổ biến kiến thức phổ thông về Tài khoản quốc gia cho các cán bộ làm công tác Thống kê chuyên ngành và các đối tượng sử dụng thông tin Thống kê Tài khoản quốc gia.

Giải pháp 10.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho công tác biên soạn tài khoản quốc trên Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh trực thuộc trung ương. (Giải pháp này sẽ được đưa vào Đề án chung của Tổng cục Thống kê về tăng cường nguồn lực đầu tư của ngành Thống kê)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN:

Những hạn chế và bất cập trong việc tính toán các chỉ tiêu GO, IC, VA và GDP cho cả nước và cho tỉnh đã được phát hiện từ đầu những năm 2000, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước các cấp, nhiều người sử dụng thông tin thống kê cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Uy tín của ngành thống kê và danh dự của người làm công tác thống kê đã bị tổn hại. Vì vậy, khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương là việc làm cần thiết và cấp bách. Trong công văn số 3307/BKH-TCTK ngày 20/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc kế hoạch triển khai Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê và Quyết định số 412/QĐ-TCTK ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về “Xây dựng chương trình khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu giữa trung ương và địa phương, giữa Tổng cục Thống kê với bộ, ngành” đã coi việc khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương là công việc đột phá sẽ được tiến hành ngay từ năm 2010 cho đến hết năm 2015. Để triển khai công việc này, Ban chủ nhiệm Đề tài đã xác định:

1. Khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương là một khâu công việc của việc khắc phục chênh lệch số liệu thống kê kinh tế - xã hội giữa cả nước với các tỉnh nằm trong “Đề án đổi mới đồng bộ các Hệ thống chỉ tiêu thống kê”, “Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”, “Hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã”.

2. Khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương phải là quyết tâm chính trị của toàn hệ thống quản lý nhà nước, phải có bản lĩnh và thực thi bản lĩnh chuyên môn của những người làm công tác thống kê; phải thể hiện tính nghiêm minh trong chấp hành luật thống kê và các văn bản pháp lý khác có liên quan.

3. Khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương phải tiến hành đồng thời từ Tổng cục Thống kê đến các Cục Thống kê tỉnh; phải đồng bộ giữa thống kê tổng hợp và thống kê chuyên ngành, giữa thống kê theo hiện vật và thống kê theo giá trị, từ cấp cơ sởđến cấp trung ương.

4. Khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương phải triển khai đồng thời với việc chuyển đổi ngành kinh tế từ VSIC 1993 sang

VSIC 2007, với việc chuyển năm gốc so sánh từ 1994 sang năm gốc 2010 cả về phạm vi, nội dung và phương pháp.

5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ những người công tác thống kê, những người sử dụng thông tin thống kê về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, phạm vi, nội dung và phương pháp biên soạn Tài khoản quốc gia để thống nhất dư luận, lên án bệnh thành tích đang bám sâu trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp và khắc phục tư tưởng bảo thủ, ngại khó, lé tránh trách nhiệm của người làm công tác thống kê.

Kiến nghị

1. Đề nghị Lãnh đạo Tổng cục Thống kê lựa chọn quy trình 1 (Quy trình kết hợp giữa tập trung và phân tán) làm quy trình chuẩn để tổ chức triển khai công việc.

2. Ban hành văn bản pháp lý về xây dựng Đề án “Khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo tỉnh trực thuộc trung ương giai đoạn 2010 - 2015”.(Đề nghị xem phụ lục 3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)