Đơn vị thường trú đối với ngành Nông nghiệp, lâm nghiệpvà thuỷ sản cần chú ý một số trường hợp sau :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 75)

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU GDP GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA

b.Đơn vị thường trú đối với ngành Nông nghiệp, lâm nghiệpvà thuỷ sản cần chú ý một số trường hợp sau :

sản cần chú ý một số trường hợp sau :

+ Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc hoạt động ngoài tỉnh của các doanh nghiệp trong tỉnh (không phải là đơn vị thường trú của tỉnh) không tính vào doanh nghiệp mẹ và không tính vào giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của tỉnh mình.

+ Phải tính vào giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của tỉnh mình các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc có doanh thu riêng hoạt động trong tỉnh (là đơn vị thường trú của tỉnh) nhưng doanh nghiệp mẹ là của trung ương, tỉnh khác.

+ Đối với các hoạt động sản xuất xâm canh ở khu vực biên giới giữa hai tỉnh qui định xác định đơn vị thường trú theo địa bàn sản xuất, nghĩa là sản xuất diễn ra ở đâu thì giá trị sản xuất được tính cho địa phương đó, không xác định theo kết quả sản xuất của cá nhân, tổ chức tạo ra. Ví dụ ông A/ tổ chức A có hộ khẩu hoặc văn phòng ở Hà nội; có trang trại, vườn cây tại Hoà Bình, sản phẩm sản xuất ra được coi là kết quả sản xuất của tỉnh Hoà Bình.

+ Với hoạt động đánh bắt thuỷ sản biển, qui ước giá trị sản phẩm đánh bắt tính theo nơi (theo tỉnh) đăng ký của chủ phương tiện (tàu, thuyền) đánh bắt, không phân biệt sản phẩm được đánh bắt và bán ởđâu.

2. Ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải và ngành xây dựng

Đơn vị thường trú của tỉnh được hiểu là tất cả các đơn vị cơ sở đóng tại địa bàn tỉnh tham gia hoạt động sản xuất trong một ngành kinh tế nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị cơ sở là một doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó chỉ tiến hành một hoạt động sản xuất ở trên địa bàn một tỉnh. Trong trường hợp một doanh doanh nghiệp có một số cơ sở cùng hoạt động trên một địa bàn tỉnh nếu sản xuất kinh doanh cùng một sản phẩm thì chỉ coi là một đơn vị thường trú; nếu sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm khác nhau thì coi mỗi một cơ sở là một đơn vị thường trú để đưa về ngành kinh tế tương ứng. Song nếu giá trị sản phẩm sản xuất xuất không phải sản xuất chính chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 15%) hoặc không có thông tin để tính GO hoặc VA theo từng cơ sở thì quy ước tính cho cơ sở sản xuất ngành sản phẩm chính. Đơn vị cơ sở có thể hạch toán kinh tế độc lập, có thể hạch toán kinh tế phụ thuộc và thuộc mọi thành phần kinh tế.

Đơn vị thường trú của tỉnh thành phố gồm:

+ Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hạch toán kinh tế độc lập, chỉ tiến hành một loại hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh;

+ Các chi nhánh (hoặc một phần) của doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất trong một ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Trụ sở chính của các doanh nghiệp này có thểở trong hoặc ngoài địa bàn tỉnh;

+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể/hộ gia đình hoạt động trong một ngành kinh tế nhất định trên địa bàn của tỉnh.

Đơn vị thường trú của tỉnh trong ngành công nghiệp và xây dựng được quy định cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 75)