1 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
2 Chi ngân sách địa phương
Hệ thống chỉ tiêu thống kê này về cơ bản sẽ cho các nhà lãnh đạo đánh giá được tiềm năng phát triển của địa phương. Mặt khác cũng cho phép họ nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế hiện thời của địa phương mình từ đó có thể đưa ra các quyết sách sát với thực tế để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
**Nhu cầu về thống nhất giữa số liệu của các tỉnh và của toàn quốc
Về mặt nguyên tắc, các địa phương sẽ tự tổ chức thu thập số liệu phục vụ cho nhu cầu chỉđạo và điều hành sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương mình. Việc thu thập số liệu đảm bảo tính khách quan và đầy đủ, khi tổng hợp số liệu của tất cả các tỉnh lên cho toàn quốc, phải là số liệu đại diện cho toàn quốc. Có nghĩa là số liệu của các địa phương phải đảm bảo tính thống nhất giữa trung ương và địa phương.
Sự thống nhất giữa số liệu của toàn quốc và của các địa phương có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi các nguyên nhân sau đây:
+ Trung ương lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung cho toàn quốc rồi sau đó phân công trách nhiệm cho từng địa phương. Cơ sở để phân công là dựa vào tiềm năng cũng như khả năng của từng địa phương. Tiềm năng và khả năng này được phản ánh qua các số liệu thống kê riêng rẽ của từng địa phương.
+ Nguồn thu của quốc gia chủ yếu là dựa vào đóng góp của các địa phương. Định mức đóng góp cho từng địa phương cần được xác định dựa trên cơ sở số liệu phản ánh về Tổng sản phẩm trong nước thực hiện trên địa bàn của địa phương.
+ Trong thực tiễn Việt Nam, còn nhiều tỉnh nghèo, mức thu của địa phương không đủđể phát triển địa phương vì vậy thường có sự hỗ trợ của trung ương. Cơ sở cơ bản để trung ương phân bổ ngân sách về cho các địa phương là Tổng sản phẩm trong nước thực hiện trên địa bàn mà địa phương có được, số dân sống tại địa phương và độ lớn của các chương trình, dự án do trung ương triển khai tại địa phương.