Phương pháp tính và phân bổ 1 Phương pháp tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 100)

- Đố iv ới kinh tế nhàn ước, bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; báo cáo hoạt động sự nghiệp có thu, thuyết minh báo cáo

b. Phương pháp tính và phân bổ 1 Phương pháp tính

b.1. Phương pháp tính

Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp được tính theo phương pháp sản xuất tức dựa vào doanh thu hoặc chi phí sản xuất theo công thức sau:

* Giá trị sản xuất theo giá sản xuất của các đơn vị hoạt động công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến được tính như sau:

Giá trị sản xuất bằng

(= ) Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh Cộng (+) Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp; Cộng (+) với doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Cộng (+) Nguyên vật liệu của khách hàng mang đến gia công

Cộng (+) Doanh thu cho thuê máy móc có người điều khiển và các tài sản khác (không kể đất);

Cộng (+) Doanh thu bán phế liệu thu hồi, sản phẩm kèm theo tận thu được trong quá trình sản xuất;

Cộng (+) Giá trị các mô hình, công cụ tự chế ... là tài sản cố định tự trang bị cho đơn vị (gọi tắt là tài sản tự trang, tự chế);

Cộng (+) Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ hàng tồn kho, hàng gửi bán chưa thu được tiền, sản phẩm dở dang và các chi phí dở dang khác.

* Giá trị sản xuất theo giá sản xuất của các hoạt động sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt được tính theo công thức sau:

Giá trị sản xuất = Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng (+) Thuế VAT, cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng (+) Thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp, trừ (-) Trị giá điện, nước, khí đốt khi mua vào.

Hoặc Giá trị sản xuất bằng (=) Tổng chi phí sản xuất trong năm, cộng (+) Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp, cộng (+) Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Giá trị sản xuất hoạt động xây dựng được tính theo công thức sau: Giá trị sản xuất bằng

(= ) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

Cộng (+) Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp;

Cộng (+) Trợ cấp sản phẩm nếu có;

Cộng (+) Số dư cuối kỳ về sản phẩm dở dang, chi phí xây lắp và sửa chữa lớn dở dang;

Trừ (-) Số dư đầu kỳ về sản phẩm dở dang, chi phí xây lắp và sửa chữa lớn dở dang

Cộng (+) Giá trị vật kiến trúc, công cụ là tài sản cố định tự chế tạo dùng trong đơn vị;

Cộng (+) Doanh thu thuần về cho thuê máy móc thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản có người điều khiển đi kèm;

Cộng (+) Doanh thu thuần về bán phế liệu thu hồi được trong quá trình xây dựng;

Cộng (+) Doanh thu thuần các hoạt động sản xuất phụ khác (không tách riêng doanh thu dưới 10% so với hoạt động chính;

Hoặc Giá trị sản xuất (theo giá sản xuất)= Tổng chi phí sản xuất trong năm, cộng (+) thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp, cộng (+) lợi tức thuần từ hoạt động SXKD.

Từ thực trạng nguồn thông tin và phương pháp tính cho thấy phương pháp tính giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp và xây dựng là phương pháp sản xuất, do đó phương pháp phân bổ giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước cho từng tỉnh thành phố được thực hiện đồng thời theo cả hai phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên. Tức là, các cơ quan thống kê địa phương trực tiếp tính giá trị sản xuất công nghiệp của các đơn vị thường trú chỉđóng trên địa bàn mà địa phương quản lý (đơn vịđó không có chi nhánh hoặc không là chi nhánh của đơn vị khác), cơ quan thống kê trung ương sẽ tính toán và phân bổ giá trị sản xuất công nghiệp của các đơn vị thường trú có chi nhánh là các đơn vị thường trú đóng trên nhiều địa bàn khác nhau. Muốn thực hiện được phương pháp này trước hết cần phân loại được các đơn vị thường trú thành hai loại:

+ Thứ nhất: là đơn vị thường trú chỉ đóng trên địa bàn một tỉnh do cơ quan thống kê của tỉnh thành phố đó trực tiếp tính giá trị sản xuất;

+ Thứ hai: là đơn vị thường trú có chi nhánh hoặc là chi nhánh của đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh khác do cơ quan thống kê trung ương tính và phân bổ giá trị sản xuất.

Việc tính và phân bổ giá trị sản xuất của các đơn vị do cơ quan thống kê trung ương thực hiện hoàn toàn thống nhất về phương pháp tính và nguồn thông tin với các đơn vị do cơ quan thống kê địa phương thực hiện cả về giá thực tế và giá so sánh.

Từ một số khái niệm và lý luận về phương pháp phân bổ đã được trình bày ở trên, phần này sẽ đề xuất quy trình tính toán và phân bổ giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp và xây dựng. Quy trình tính toán và phân bổ được đề nghị áp dụng theo các quy tắc thống nhất, theo các bước tuần tự và phân công thực hiện thống nhất giữa trung ương và địa phương.

*.Mt s đim lưu ý khi phân b

+ Chỉ phân bổ giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các đơn vị có chi nhánh là đơn vị thường trú đóng trên hai tỉnh trở lên.

(Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ phân bổ giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp trên 30 lao động đối với

thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đối với các tỉnh còn lại quy ước trên 10 lao động.)

+ Dựa vào cơ cấu doanh thu hoặc chi phí, hoặc lao động của các đơn vị cơ sởđóng trên các tỉnh khác nhau làm quyền số phân bổ;

+ Phân bổ giá trị sản xuất trước, sau đó sử dụng hệ số chi phí trung gian của các vùng để tính giá trị tăng thêm sau.

Riêng đối với ngành xây dựng:

+ Nếu đơn vị thu thập thông tin là bên nhận thầu (bên B) thì giá trị sản xuất phân bổ theo tỷ trọng khối lượng vốn đầu tư thực hiện của từng hạng mục công trình, theo độ dài (đối với công trình giao thông), theo diện tích xây dựng (đối với nhà xưởng), ...;

+ Nếu đơn vị thu thập thông tin là bên chủ đầu tư, ban quản lý công trình, dự án thì phân bổ theo vốn đầu tư thực hiện theo từng hạng mục công trình đang ở các địa bàn tỉnh khác nhau (riêng đối với công trình giao thông vẫn phân bổ theo độ dài của đường sá, cầu cống).

+ Nếu chủ đầu tư là cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân bổ theo vốn đầu tư nơi địa bàn có xây dựng;

+ Nếu là xây dựng nhà ở của dân cư, quy ước tính theo nơi hộ gia đình cư trú.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)