II.CÁC QUY TRÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) GIỮA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 60)

- Thành viên hộ gia đình ran ước ngoài hay tỉnh khác chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ, kể cả trên một năm.

II.CÁC QUY TRÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHÊNH LỆCH SỐ LIỆU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) GIỮA

LỆCH SỐ LIỆU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG.

Từ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể Tổng cục Thống kê chọn một qui trình thống nhất cho tính toán chỉ tiêu tài khoản quốc gia tại các tỉnh. Với qui trình này giữa các thống kê chuyên ngành phải có quan hệ chặt chẽ, vừa hỗ trợ, vừa kiểm tra được lẫn nhau; đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, điều hành, quản lý của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Quy trình mới cần phải kế thừa kết quả, ưu điểm của quy trình trước đây và phải phù hợp với tình hình thực tế.

Từ thực tế 20 năm biên soạn tài khoản quốc gia ở Việt Nam và qua nghiên cứu tính GDP theo vùng lãnh thổ và tính của một số nước Ban chủ nhiệm Đề tài khái quát 3 quy trình tổ chức biên soạn TKQG và tính GDP cho cả nền kinh tế và theo vùng lãnh thổ, tỉnh như sau:

a/ Quy trình 1: Quy trình tính toán kết hợp giữa cơ quan thống kê Trung ương với các cơ quan tỉnh, thành phố.

Quy trình này trong báo cáo tổng hợp còn gọi là” Quy trình kết hợp giữa Tổng cục Thống kê tính toán với các Cục Thống kê tỉnh (gọi là Quy trình tính toán kết hợp giữa tệp tập trung và phân tán) và sẽ được trình bày chi tiết trong “Báo cáo tổng hợp của chuyên đề”.

b/ Quy trình 2: Quy trình tính toán tập trung tại cơ quan thống kê Trung Ương.

Theo quy trình này cơ quan thống kê Trung Ương tính chỉ tiêu GDP cho cả nước và cho vùng lãnh thổ, cho tính tập trung tại các đơn vị (các vụ) trên cơ quan thống kê Trung Ương. Chi tiết của quy trình này sẽ được giới thiệu trong phụ lục 2 của báo cáo tổng hợp với tên gọi: Quy trình tính tập trung tại Tổng cục Thống kê ( gọi tắt là Quy trình tính toán tập trung”).

c/ Quy trình 3: Quy trình biên soạn TKQG độc lập ở phạm vị toàn quốc và phạm vi vùng lãnh thổ và tỉnh.

Theo quy trình này chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế do cơ quan thống kê Trung Ương tính toán và công bố, chỉ tiêu GDP của vùng hay của tỉnh do cơ quan thống kê vùng hoặc địa phương tính toán và công bố dưới sự chỉ đạo, giám sát về nghiệp vụ của các đơn vị (các vụ) trên cơ quan thống kê Trung Ương. Chi tiết của quy trình này được trình bày trong phụ lục 2 của Báo cáo tổng hợp với tên gọi “Quy trình tính GDP độc lập ở phạm vi toàn quốc và cho tỉnh, thành phốc trực thuộc Trung Ương (gọi tắt là Quy trình tính toán phân tán) ”.

Trong quy trình nghiên cứu Ban chủ nhiệm đã phối hợp với Cục Thống kê Phú Thọ để thử nghiệm các quy trình và tập trung nghiên cứu thử nghiệm đối với Quy trình 1 (Đề nghị tham khảo thêm chuyên đề 11 do đ/c Nguyễn Huy Lương- Cục trưởng Cục Thống kê Phú Thọ thực hiện). Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đối với từng quy trình, Ban chủ nhiệm nhận thấy quy trình 1 có nhiều ưu điểm nổi trội so với hai quy trình còn lại. Quy trình 1 không chỉ kế thừa được kết quả và kinh nghiệm của 20 năm biên soan TKQG ở các vụ trên Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh mà còn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Tổng cục Thống kê, với thực tế nguồn thông tin và tổ chức tính toán của Việt Nam.

Qui trình 1: Quy trình kết hợp giữa Tổng cục Thống kê tính toán với các Cục Thống kê tỉnh (gọi tắt là quy trình kết hợp tính toán giữa tập trung và phân tán)

Bước 1: Căn cứ kết quả điều tra và kỳ báo cáo, Tổng cục Thống kê gửi các hệ số cơ bản đề biên soạn Tài khoản quốc gia, giá và chỉ số giá về cho các tỉnh để thực hiện thống nhất.

- Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia gửi các hệ số để tính giá trị tăng thêm cho các Cục Thống kê tỉnh.

- Vụ Thương mại - Giá cả cung cấp hệ thống chỉ số giá, giá bán bình quân các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, … đáp ứng yêu cầu tính toán GO, VA (theo phương pháp sản xuất và theo giá thực tế và giá so sánh năm 2010) cho các Vụ Thống kê chuyên ngành và các Cục Thống kê tỉnh.

Bước 2: Các phòng Thống kê Nông nghiệp, Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại, dịch vụ và Giá cả căn cứ vào kết quả các cuộc điều tra, báo cáo định kỳ của các đơn vị cơ sở tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế và giá so sánh của các ngành nông lâm thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại, khách sạn nhà hàng, vận tải….

Các ngành còn lại do Phòng Thống kê Tổng hợp tính toán. Khi tính toán phải tuân thủ các quy định cụ thể như sau:

- Các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước có qui mô lớn: Sử dụng báo cáo quyết toán chính thức năm hoặc sử dụng kết quả điều tra doanh nghiệp thời điểm 1 - 3 năm sau năm báo cáo; Các doanh nghiệp noài nhà nước vừa và nhỏ, các HTX sử dụng kết quả điều tra doanh nghiệp.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông - lâm - thuỷ sản: sử dụng kết quảđiều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể 1 - 10 hàng năm

- Các hộ Nông lâm nghiệp và Thuỷ sản: Sử dụng kết quả các cuộc điều tra áp dụng đối với hộ, trang trại nông - lâm - thuỷ sản để tính toán GO, VA. Cụ thể kết quả điều tra sản lượng sản phẩm sản xuất của vụ hè thu, vụ mùa, chăn nuôi 1 - 10, thuỷ sản 1 - 11 cộng với các sản lượng sản phẩm tương ứng của 6

tháng đầu năm được dùng để tính toán GO, VA cả năm của toàn bộ hộ nông - lâm - thuỷ sản;

- Dịch vụ nhà ở, tự có, tự ở của hộ dân cư: căn cứ kết quả điều tra về nhà ở của hộ thời điểm 1 - 1 năm sau năm báo cáo để tính toán (đề nghị điều tra bổ sung 2 năm/lần);

- Đối với các đơn vị thường trú thuộc khối hành chính - sự nghiệp công lập: khai thác báo cáo quyết toán tài chính chính thức tương ứng với kỳ cần tính toán của các đơn vị hoặc thông tin từ Kho bạc các cấp, từ sở Tài chính, đồng thời kết hợp sử dụng với báo cáo thống kê về lao động - thu nhập của từng đơn vị theo quy định hiện hành để tính toán GO, VA.

Đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: sử dụng kết quả điều tra đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thời điểm 1 - 1 năm sau năm báo cáo để tính toán (đề nghị tổ chức điều tra bổ sung 2 năm một lần)

- Thuế nhập khẩu hàng hoá: thống nhất sử dụng báo cáo chính thức của Tổng cục Hải quan để tính toán và phân bổ cho các tỉnh có liên quan.

Các phòng Thống kê chuyên ngành gửi báo cáo về các Vụ Thống kê chuyên ngành của Tổng cục Thống kê, đồng thời gửi 1 bộ cho Phòng hống kê Tổng hợp.

Bước 3: Các Vụ Thống kê chuyên ngành kiểm tra số liệu, trao đổi thống nhất với địa phương khi có sự thay đổi, thông báo kết quả cho phòng Thống kê chuyên ngành và phòng Thống kê Tổng hợp của địa phương. Đồng thời gửi bộ số liệu cuối cùng được sử dụng của từng tỉnh cho Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia.

Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, các vụ Thống kê chuyên ngành và các Cục Thống kê tỉnh căn cứ các thông tin đã thu thập, áp dụng các phương pháp tính toán GO, VA theo các văn bản có liên quan của Tổng cục Thống kê để tính toán GO/VA của các đơn vị thường trú (theo giá thực tế và giá so sánh năm 2010) theo phân công, phân cấp cụ thể như sau: Vụ Thống kê Công nghiệp - Xây dựng, Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản chịu trách nhiệm thẩm định kết quả tính GO, VA của các chuyên ngành theo báo cáo của các Cục Thống kê tỉnh; so sánh với kết quả tính của Vụ sau đó gửi Vụ Hệ thống Tài

khoản quốc gia tổng hợp chung; thông báo cho các Cục Thống kê nếu có sự điều chỉnh.

Bước 4: Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia và các Vụ Thống kê Công nghiệp; Xây dựng; Thương mại - Dịch Vụ phân bổ giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm các ngành hạch toán toàn ngành cho từng tỉnh như:

Tập đoàn điện lực Việt Nam Tổng công ty đường sắt Việt Nam Các ngân hàng thương mại quốc doanh Tập đoàn bảo hiểm Việt Nam

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam Tổng công ty hàng không Việt Nam

Phân bổ GO, VA của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khác có qui mô lớn, liên ngành, liên tỉnh, của khối ngoại giao, ANQP, thuế nhập khẩu...cho Cục thống kê tỉnh có liên quan.

Bước 5: Phòng Thống kê Tổng hợp tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá thực tế và giá so sánh của các ngành thành phần kinh tế.

Báo cáo gửi về Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia và cùng các Vụ sẽ điều chỉnh số liệu khi có sự chênh lệch với số liệu của toàn quốc.

Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia có trách nhiệm kiểm tra số liệu các Cục Thống kê tính toán, cùng các Cục thống kê điều chỉnh số liệu nếu có sự chênh lệch theo nguyên tắc: nếu kết quả tính toán của tỉnh so với kết quả tính toán của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia theo ngành, thành phần kinh tế nào chênh lệch ≥ 5 % thì Vụ hệ thống Tài khoản quốc gia tiến hành điều chỉnh lại số liệu của ngành và thành phần kinh tếđó.

Thông báo kết quả cuối cùng về các tỉnh.(kết quả thống báo các Cục Thống kê tỉnh phải tuyệt đối chấp hành)

Bước 6: Công bố số liệu sau khi đã thống nhất trong các đơn vị của Tổng cục Thống kê.

+ Tổng cục Thống kê công bố báo cáo chính thức về GDP của cả nước, GO, VA và GDP của từng tỉnh.

+ Cục Thống kê tỉnh công bố báo cáo ước tính GO, VA và GDP của địa phương mình khi được Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia thẩm định.

Để thực hiệnquy trình tính GDP kết hợp giữa tập trung và phân tán cần:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu của chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước giữa toàn bộ nền kinh tế với kết quả tính toán theo các tỉnh (Trang 60)