CVI PLEURONECTIFORM ES
2. Cấu trúc sinhthái của khu hệ:
2.1.4. Nhóm cá di cơ:
Tùy theo từng giai đoạn phát triển cá thể mà một số loài cá có hiện tượng di cư đến những vang nhất định vào từng thòi gian mang tính chất chu kỳ hàng năm để hòan thành một khâu nào đó trong đời sống cá thể của mình. Đầm phá Thừa Ĩhiên-Huê nằm trong vùng ven bờ nhiẽt đới, nên chỉ gặp 2 nhóm di cư của cá. Số đông loài thuộc vào nhóm cá di cư kiếm ăn. Nhiồu chủng quần cá nguồn gốc biển và nước ngọt di cư vào vùng đầm phá để kiếm mồi, vỗ béo theo từng thời gian thích hưp. Sự xâm nhập của các loài cá nước mặn vào sâu trong đầm phá và lưu vực các sông vào mùa khô va ngựơc lại vế mùa lũ các loa cá nguồn gốc nứơc ngọt di nhập vào đầm phá để vỗ béo. Nguồn thức ăn dồi dào của đầm phá làm cơ sở cho sự giao lưu của các loài cá có nguồn gốc khác nhau. Các loài di cư dinh dưỡng chỉ
37
ít gặp ở đàm phá khi có biến động về các yếu tố sinh thái trong thời gian giao mũa và kh* đầm phá có ngưồn thức ăn suy giảm .
Một SỐ loài khác nhau của khu hệ cá có hiện tượng di cư sinh sản . Thuộc về nhóm này có hai hướng di cư đẻ trứng chủ yếu. Đa số các loài cá
từ vũng biển gần bờ tìm đến vùng đầm phá hoặc di cư vào sông để đẻ trứng. Các ỉoài cá có nguồn gốc biển như cá hồng (Lutianus), cá cơm (Stolephorus), cá cãng (Therapon)... đến mùa sinh sản di cư vào dầm phá để đẻ trứng. Một số loà" cá cửa sông, đầm phá như cá mòi (Clupanodon), cá cháy (Macrura), cá cháo lớn (Megalop),... di cư ngược dòng vào trung, hạ lưu hệ thống sông để sinh sản [89]. Một số loài cá nước ngọt như cá chình (Anguilla), sống ở sông suôi miền núi, hoặc cá đối (M ugiỉ cephalus) sống ở
trong đầm phá ai cư ra biển đẻ trứng.
Có thể nói vùng đầm phá là vùng tái sản xuất chủng quần của nhiều loài cá khác nhau . Điều đó liên quan đến tập tính sinh học vốn có trong quá trình phát sinh chi ing loai của từng loài cá .