Phân loại nợ và trích lập dự phòng tại chi nhánh năm 2008,2009 và quý 1/

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 94)

- Bên cạnh đó kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng lượng vốn chu

a) Phân loại nợ và trích lập dự phòng tại chi nhánh năm 2008,2009 và quý 1/

Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Khánh Hòa luôn được duy trì ở mức thấp khoảng dưới 2%/tổng dư nợ nhưng sang năm 2009 thì tăng lên rất cao chiếm 3.56%, sang quý 1/2010 thì vẫn cao. Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn không vượt quy định của NHNN đều nằm trong mức cho phép, nhưng việc để cho tỷ lệ này tăng cho thấy chất lượng cho vay của NH đang có dấu hiệu giảm sút. Được thể hiện trong bảng 2.8

Bảng 2.8 Phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng năm 2008, 2009 và quý 1/2010

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Qúy 1/2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ nhóm 1 626,885 99.85% 1,012,676 96% 1,073,461 94% Nợ nhóm 2 232 0.04% 31,018 3% Nợ nhóm 3 45 0.01% 1,800 0.17% Nợ nhóm 4 100 0.02% 35,377 3% 34,532 3% Nợ nhóm 5 541 0.09% 250 0.02% 2,893 0% Tổng nợ quá hạn 918 0.15% 37,427 4% 68,443 6% Tỷ lệ NQH trên

Tổng dư nợ cho vay 0.15% 3.56% 5.99%

Tổng nợ xấu 686 0.11%

37,427 4% 37425 3% Tỷ lệ Nợ xấu trên

tổng dư nợ cho vay 0.11% 3.56% 3.28% Nguồn :Bảng phân loại và trích lập dự phòng rủi ro năm 2008 và 2009, quý 1/2010 tại chi nhánh

Nhìn vào bảng số liệu 2.8 trên ta thấy Năm 2008 Nợ quá hạn phát sinh do:

Nguyễn Ngọc Sinh vay vốn mục đích kinh doanh mua bán thủy sản nhưng do khó khăn về tài chính nên không có khả năng thanh toán nợ vay cho NH.(quá hạn 200 triệu đồng- nhóm 2)

Nguyến Thị Thanh Vân và Phạm Thị Nhung – vay cán bộ nhân viên (CBNV) do nghỉ việc.( quá hạn 32 triệu đồng- nhóm 2).

Nợ xấu phát sinh năm 2008 nguyên nhân do:

Phạm Hồng Tiên, vay sữa chữa nhà do kinh doanh thua lỗ. (Nợ xấu 45 triệu đồng – nhóm 3) do vay nhiều nguồn khác nhau nên nguồn thu không đủ trả nợ. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Tiên Tiến hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng mỹ nghệ do giá cả hàng hóa sụt giảm (không tìm được đầu ra )dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.(Nợ xấu 100 triệu đồng-nhóm 4)

Công ty TNHH Hồng Phong ngành nghề kinh doanh chủ yếu là chăn nuôi gia súc do làm ăn kém hiệu quả nên công ty mất khả năng thanh toán nợ - Công ty phá sản.(nợ xấu 500 triệu đống- nhóm 5).

Nợ xấu của hai công ty (Công ty TNHH Tiên Tiến và Công ty TNHH Hồng Phong) tổng cộng là 600 triệu năm 2008, chiếm 87% tổng nợ xấu năm 2008.

Ngoài ra còn có một số cá nhân vay vốn ngân hàng với mục đích phục vụ đời sống và vay góp chợ ( nhóm 5) như Nguyễn Dục Chi vay CBNV nhưng do Công ty giải thể (Nợ tài khoản lương), Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Hoàng vay tiêu dùng CBNV do nghỉ việc và khách hàng cam kết trả dần hàng tháng có khả năng trả nợ nhưng hơi chậm, và Trần Thị Liên, Nguyễn Thị Liên Hoàng, Nguyễn Thị Xuân Hằng vay góp chợ do nghỉ bán. Hiện tại chi nhánh đang thu hồi dần.

Nợ xấu của các KH cá nhân này là 86 triệu, chiếm 13 % tổng nợ xấu năm 2008

Năm 2009 Nợ xấu tăng so với năm 2008, nguyên nhân là do

Trần Anh Tâm mục đích vay chuyển nhượng bất động sản nhưng do làm ăn thua lỗ (giá BĐS giảm ) dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.( nợ mới phát sinh năm 2009- nợ xấu là 1800 triệu dồng- nhóm 3).

Công ty TNHH Hòa Thắng ngành nghề kinh doanh là sản xuất kinh doanh hạt điều do trong năm 2009 giá cả biến động nên dẫn đến việc kinh doanh bị thua lỗ hàng hóa xuất khẩu chưa được nhà nhập khẩu thanh toán.

Nợ xấu của Công ty này là 32.727 triệu đồng, chiếm 87% tổng nợ xấu toàn Chi nhánh năm 2009.( Nợ mới phát sinh năm 2009- Nhóm 4)

Nguyễn Văn Khôi – vay CBNV do nghỉ việc và hiện tại chi nhánh đang phối hợp với đơn vị liên kết để thanh lý món vay. (Nợ xấu là 5 triệu đồng- nhóm 4) ( nợ mới phát sinh năm 2009)

Lê Thị Mỹ Hoa – vay kinh doanh lúa gạo do thua lỗ (Nợ xấu là 150 triệu đồng- nhóm 4) ( nợ mới phát sinh năm 2009)

Lê Thị Hồng Điệp – vay Sữa chữa bất động sản là 1415 triệu đồng và vay kinh doanh khác là 1080 triệu đồng gặp khó khăn về tài chính do việc kinh doanh thua lỗ.Chi nhánh đang chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.( nhóm 5) ( nợ mới phát sinh 2009). Nguyễn Ngọc Sinh (Nợ xấu là 200 triệu đồng- nhóm 5 ) Phạm Hồng Tiên và Nguyễn Dục Chi (nợ tồn động năm 2008 chuyển sang nhóm 5).

Nợ xấu của KH cá nhân này là 4.700 triệu đồng, chỉ chiếm 13% tổng nợ xấu 2009. Qúy 1/2010 : Nợ quá hạn quý 1/2010 tăng. Nguyên nhân là do:

Lê Ngọc Chiến – vay mua bất động sản là 315 triệu đồng và vay tiêu dùng khác là 243 triệu đồng do nghỉ việc (Nhóm 2- nợ mới phát sinh).

Ngô Văn Cần vay SXKD do kinh doanh thua lỗ (Nợ quá hạn là 200 triệu đồng- nhóm 2). ( Nợ mới phát sinh)

Công ty TNHH Tam Toàn Tiến vay SXKD nhưng gặp khó khăn về tài chính do kinh doanh thua lỗ. (Nợ quá hạn là 407 triệu đồng- nhóm 2). ( Nợ mới phát sinh) Nguyễn Tân Giấu vay tiêu dùng CBNV do nghỉ việc (Nợ quá hạn là 22 triệu đồng- nhóm 2). (Nợ mới phát sinh).

Nguyễn Thị Ngọc Tuyết mục đích vay mua bất động sản nhưng do kinh doanh thua lỗ mất khả năng trả nợ vay ngân hàng (Nợ quá hạn là 29.831 triệu đồng- nhóm 2). (Nợ mới phát sinh).

Ngoài ra còn có một số nợ tồn động của năm 2009 chuyển sang như Trần Anh Tâm ( chuyển sang nhóm 4) và Công ty TNHH Hòa Thắng (chuyển sang năm 2010), Nguyễn Văn Khôi (nhóm 4), Lê Thị Mỹ Hoa, Lê Thị Hồng Điệp, Nguyễn Ngọc Sinh, Phạm Hồng Tiên và Nguyễn Dục Chi ( nợ nhóm 5)

Nợ quá hạn của KH doanh nghiệp là 33.134 triệu đồng, chiếm 48 % tổng nợ quá hạn, trong đó nợ xấu DN là 32727 triệu đồng, chiếm 87% tổng nợ xấu của Qúy 1/2010.

Nợ quá hạn của KH cá nhân là 35.309 triệu đồng, chiếm 52% tổng nợ quá hạn, trong đó nợ xấu cá nhân là 4.698 triệu đồng, chiếm 13% tổng nợ xấu Qúy 1/2010. Nhìn chung trong thời gian qua chi nhánh đã tập trung nhiều thời gian và công sức để xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế để thu hồi nợ quá hạn còn tồn động nhưng hiệu quả chưa cao, do các KH có nợ tồn động khó khăn chủ yếu là về tài chính nên việc xử lý thu hồi nợ của NH gặp rất nhiều khó khăn nhiều TSTC không đủ căn cứ pháp lý và không đủ thu hồi lại khoản vay và tính khả mãi không cao nên rất khó bán. Nợ xấu phát sinh trong năm 2008 và 2009 tại chi nhánh Khánh Hòa tập trung ở các KH doanh nghiệp là các Công ty TNHH là các DN trước đây có quan hệ tín dụng rất tốt, đều là những KH có uy tín, hoạt động SXKD luôn đạt hiệu quả cao nhưng do trong năm 2008 và 2009 tình hình kinh tế gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến các DN. b) Tình hình trích lập dự phòng

Bảng 2.9 Tình hình trích lập dự phòng trong 2 năm 2008 , 2009 và quý 1/2010

Đơn vị tính : triệu đồng Năm Tổng dự phòng phải trích Dự phòng cụ thể phải trích Dự phòng chung phải trích

Số thực trích Lợi nhuận sau dự phòng 2008 4,347.03 111.78 4,235.25 1,621 15,093 2009 12,732.59 5,553.55 7,179.04 1,956 22,353 Quý 1/2010 14,302.90 6,577.95 7,724.95

Nguồn :Bảng phân loại và trích lập dự phòng rủi ro năm 2008 và 2009, quý 1/2010 tại chi nhánh và Báo cáo kết quả kinh doanh 2 năm 2008 và 2009

Qua bảng số liệu 2.9 trên ta thấy:

Quỹ dự phòng để xử lý RRTD của chi nhánh tăng theo từng năm và tương ứng với mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ.Cụ thế như sau

Năm 2009 là 12.732,59 triệu đồng, tăng 193 % so với năm 2008 do tỷ lệ nợ xấu năm 2009 tăng lớn nhất từ trước tới nay.

Quý 1/2010 số dự phòng rủi ro phải trích là 14.302, 90 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2009 do trong quý 1/2010 dư nợ tăng và có phát sinh nợ quá hạn mới. Số dự phòng thực trích năm 2009 tăng so với năm 2008 . Cụ thể là

Năm 2009 số dự phòng rủi ro thực trích là 1.956 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2008 do nợ quá hạn và nợ xấu năm 2009 tăng so với năm 2008

Lợi nhuận hoạt động tương đối ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ, và lợi nhuận thực tế sau trích lập dự phòng năm 2009 vẫn tăng 48% so với năm 2008 mặc dù trong năm 2009 số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng so với năm 2008.

Hiện các khoản nợ tồn động tại Sacombank Khánh Hòa (nợ nhóm 5) vẫn còn đối tượng thu hồi, có tài sản bảo đảm… nên vẫn phải để theo dõi thu nợ trên nội bảng, chưa được xử lý ra ngoại bảng như: Nguyễn Dục Chi, Phạm Hồng Tiên, Lê Thị Mỹ Hoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Lê Thị Hồng Điệp, Công ty TNHH Hòa Thắng

c)Đánh giá công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng tại chi nhánh Những thành tựu

- Chi nhánh đã thực hiên tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng hàng tháng để đánh giá khả năng trả nợ của KH, nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng.theo đúng quy định của Nhà nước.

- NH rất chú trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời đã kịp thời cung cấp các thông tin, chuyên đề phân tích về ngành thường xuyên, nhằm tăng khả năng nắm bắt thông tin, đã hỗ trợ chi nhánh trong công tác phân loại nợ, nên kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) khá chính xác và đáp ứng đúng tiến độ của công tác báo cáo và lên cân đối kế toán

- Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Ban Giám đốc chi nhánh đã xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho KH, xử lý tận thu nợ phù hợp với tình hình thực tế, trên cơ sở phân tích tình hình của từng KH cụ thể như sau

+Đối với các nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt… NH đã lập hồ sơ xin xử lý giảm nợ, xóa nợ, sử dụng quỹ DPRR để bù đắp gửi lên ngân hàng Sacombank trung ương xin xử lý.

+Đối với các nguyên nhân từ phía KH do thị trường biến động bất lợi, hàng tồn kho ứ đọng chưa thể bán để thu hồi nợ và những nguyên nhân hợp lý khác mà KH có thiện chí để giải quyết nợ nhưng chưa thể thực hiện thì NH xem xét từng trường hợp cụ thể mà giải quyết như: Giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho KH, nhận thêm tài sản đảm bảo nợ vay, tổ chức các cuộc thương lượng với các TCTD khác cùng tham gia đầu tư đối với KH để tìm giải pháp cùng tháo gỡ khó khăn cho KH, có thể tính đến phương án tiếp tục duy trì cấp tín dụng, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn trả nợ vay gốc- lãi nhằm làm giảm áp lực trả nợ, giúp KH có nguồn vốn luân chuyển để duy trì và phát triển hoạt động SXKD tạo điều kiện cho NH thu hồi dần các khoản nợ. Tìm các đối tác thông qua mối quan hệ NH để giúp KH bán TSTC, bán hàng tồn kho, hàng ứ đọng để thu hồi nợ. Nếu không được thì NH thanh lý tài sản đảm bảo nợ để thu hồi nợ. Ngoài ra, nếu phát hiện KH sử dụng vốn sai mục đích thì yêu cầu thu hồi nợ vay trước hạn.

Nếu do nguyên nhân là KH cố tình lừa đảo hoặc lợi dụng sự tín nhiệm để lừa đảo…thì ngân hàng kiên quyết gửi hồ sơ lên tòa án, viện kiểm sát, chính quyền để giải quyết và xử lý tài sản đảm bảo (nếu có).

- Số tiền trích lập DPRR đã theo kịp mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ, đảm bảo khả năng bù đắp khi có tổn thất xảy ra. Trích lập và sử dụng dự phòng trong thời gian qua không lớn nhưng là giải pháp tốt giúp cho NH: Xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng, nâng cao chất lượng tín dụng, và lành mạnh hoá tình hình tài chính, năng cao năng lực cạnh tranh phù hợp xu hướng quản lý rủi ro (QLRR) trong hội nhập, là lựa chọn lâu dài cho công tác QLRR tại NH trong thời gian tới.

- Việc sử dụng DPRR để xử lý nợ có sự thảo luận nhất trí của Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở (họp mỗi quý/lần) đã tuân thủ đúng theo đúng các quy định hiện hành. - Việc thu hồi các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR được chú trọng, Chi nhánh đã thu hồi được 500 triệu đồng của Công ty TNHH Hồng Phong (tính đến thời điểm 31/12/2009) hạch toán vào thu nhập bất thường.

Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 94)