như:Công ty TNHH Hòa Thắng thì hiện nay NH đang phối hợp với KH để tìm biện pháp xử lý món vay. Riêng đối với nợ của KH là Công ty TNHH Tiên Tiến thì NH đã chuyển nợ ra ngoại bảng và đang rao bán TSTC nhưng do TSTC có tính khả mãi thấp và tính chuyên dụng cao nên rất khó bán. Ngoài ra còn nợ tồn động của một số KH cá nhân như Nguyến Ngọc Sinh, Lê Thị Hồng Điệp, Phạm Hồng Tiên là chưa thu hồi được.
- Trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng, nhiệm vụ chủ yếu lại do phòng Quản lý nợ thực hiện trên cơ sở thông tin định lượng từ hệ thống có sự phối hợp cung cấp các thông tin khác của phòng quan hệ Khách hàng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy sự phối hợp giữa các bộ phận vẫn còn rất hạn chế nên khả năng phòng ngừa và dự báo từ xa chưa tốt, công tác phát hiện RRTD mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu, KH kinh doanh thua lỗ…). do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào các báo cáo do KH cung cấp.
- Việc theo dõi thời gian thử thách của các KH có nợ dưới chuẩn vẫn còn hạn chế. Theo Quyết định 493 thì KH có các khoản vay bị chuyển nhóm nợ rủi ro cao vì bị quá hạn/cơ cấu nợ, phải theo dõi trong thời gian 3 tháng (đối với nợ ngắn hạn) hoặc 06 tháng (đối với nợ trung và dài hạn) về khả năng trả nợ gốc - lãi của KH rồi mới xem xét chuyển về nhóm nợ ít rủi ro hơn. Trên thực tế, công tác theo dõi các KH này đòi hỏi từng cán bộ phải có sự sát sao đối với từng món vay của KH.
- Một KH có thể vay tại nhiều TCTD cũng như tại nhiều chi nhánh và nhóm nợ của KH phải là nhóm nợ ở mức cao nhất. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về nhóm nợ của KH ở các chi nhánh khác là rất khó. Hiện nay để biết tình trạng chất lượng tín dụng của KH chỉ có cách là xem thông tin trên Trang Web của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), nhưng thông tin của CIC lại không được cập nhật thường xuyên, nên KH phát sinh nợ xấu ở các chi nhánh khác hay TCTD khác nhưng ở chi nhánh Khánh Hòa vẫn xếp nợ nhóm 1 vì chưa cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến số liệu phân loại nợ thiếu chính xác.
- Theo công thức tính thì số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. R = max {0, (A-C)} x r
trong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: giá trị khoản nợ.
C: giá trị tài sản bảo đảm đã khấu trừ; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Việc cập nhật giá trị TSBĐ đưa vào tính trích lập DPRR vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Tại chi nhánh, nhiều TSBĐ được nhận từ khá lâu (có tài sản là nhà xưởng, máy móc thiết bị… ký hợp đồng thế chấp từ 2003, 2004) nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá lại, chưa ký phụ lục hợp đồng xác định lại giá trị TSTC để nhập hệ thống. Vì vậy, khi tính giá trị TSBĐ để đưa vào khấu trừ vẫn lấy theo giá trị tài sản nhập ngoại bảng ban đầu, vì vậy không đảm bảo tính chính xác của số tiền trích lập dự phòng cụ thể.
- Theo quy định, chỉ những TSBĐ đầy đủ thủ tục pháp lý mới được đưa vào khấu trừ để tính DPRR. Tuy nhiên do quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm dẫn đến khi NH nhận bảo đảm bằng tài sản gắn liền với đất như nhà xưởng, công trình xây dựng… thì NH không thể hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, làm cho số tiền trích lập dự phòng của chi nhánh không chính xác
- Quyết định 18 nêu rõ hồ sơ để làm căn cứ cho việc xử lý RRTD là NH phải có tài liệu chứng minh đã nỗ lực sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu được. Chính vì vậy một số KH có nợ nhóm 5 đã lâu nhưng do NH chưa hoàn tất được thủ tục phát mãi tài sản/hoặc cơ quan thi hành án chậm thi hành án nên
NH vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ để xử lý rủi ro. Vì vậy, mặc dù quỹ DPRR tại NH khá lớn nhưng các khoản nợ xấu được xử lý bằng DPRR chưa nhiều.