- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả
3.2.1.4. Giai đoạn kiểm tra sau cho vay
Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay kiểm tra sau cho vay tại NH chưa được thực hiện thực sự nghiêm túc, các biên bản kiểm tra thường chỉ mang tính hình thức, đối phó cho đủ thủ tục, quy định nên hiệu quả kiểm tra
không cao. Vì chạy theo chỉ tiêu hoặc thiếu sự kiểm soát của nhân viên tín dụng mà việc bổ sung chứng từ sau khi cho vay đa số chỉ được thực hiện, bổ sung đầy đủ khi có yêu cầu kiểm tra hồ sơ từ ban kiểm toán, đặc biệt là các hồ sơ cá nhân, DN nhỏ thường ít khi bị kiểm tra. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay: - Kiểm tra sau cho vay bao gồm: kiểm tra tình hình tài chính, sử dụng vốn đúng mục đích và kiểm tra về tài sản đảm bảo.
- Khi phát sinh nợ có vấn đề, nợ quá hạn, NH cần tìm nguyên nhân rõ ràng.
+ Nếu do vấn đề khó khăn thanh khoản tạm thời, có khả năng tiếp tục SXKD, và đảm bảo thanh toán cho NH thì có thể tiến hành gia hạn, cơ cấu nợ, thậm chí cho vay thêm để cùng khắc phục với KH
+ Nếu KH làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì phải quản lý chặt chẽ khoản vay. NH nên xem xét lại tình trạng pháp lý của tài sản, định giá theo giá trị thị truờng hiện tại. Gia hạn cho KH thời gian ngắn (1-2tháng) để tự tìm người mua tài sản. Nếu không được, NH sẽ tiến hành phát mại, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.