Kiến nghị với Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 123)

- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Khánh Hòa

Chi nhánh Khánh Hòa

- Để đảm bảo an toàn, giảm rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, CBTD phải luôn tuân thủ Quy chế cho vay của NHNN, và Quy trình cấp tín dụng của Scaombank - Tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn cấp những khoản tín dụng không hợp lý, lập hồ sơ giả, làm gia tăng RRTD.

- Bộ phận kiểm soát tại chi nhánh phải phát huy tối đa vai trò của mình, tuân thủ tính độc lập trong kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao. Công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng, nên NH cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau:

Một là, đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra sự tuân thủ trong quá trình thẩm định KH, phương án, dự án vay vốn.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc chuyển tiền thanh toán của KH có phù hợp với mục đích vay vốn hay không, đặc biệt là kiểm tra việc giải ngân bằng tiền mặt để thanh toán tiền mua hàng hóa và chi trả lương cho nhân viên.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích,kiểm tra bảo đảm nợ vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển hàng hoá, tình hình tài chính của DN. Chú ý những trường hợp KH đề nghị được gia hạn nợ. Cần phải xem xét, phân tích toàn diện để kịp thời phát hiện những khoản nợ khó đòi, hoặc khi khả năng kinh doanh của DN suy giảm/nguồn thu nhập trả nợ bị ảnh hưởng, thay đổi, NH cần thu hồi nợ nếu thấy có dấu hiệu không khả quan. Chỉ cơ cấu lại nợ khi thực sự cần thiết, tăng tài sản để đảm bảo cho khoản vay. Nếu khó khăn là không thể đảo ngược thì NH cần phải có hành động kịp thời để thu hồi nợ, bảo toàn nguồn vốn cho vay của NH.

Hai là, kiểm soát thường xuyên đối với các khoản nợ vay của KH

Ba là, để công tác kiểm soát đạt hiệu quả cao thì chi nhánh nên bố trí cán bộ kiểm

soát là những cán bộ có nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghề nghiệp.

+ Khi nhận được văn bản hướng dẫn của Hội sở, đối với những công văn quan trọng Trưởng đơn vị/Trưởng phòng nghiệp vụ phải tổ chức họp để trao đổi ý kiến, tránh trường hợp hiểu sai, hiểu nhầm, mỗi người hiểu theo một hướng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện, gây rủi ro cho NH. Đồng thời, chi nhánh nên tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên đề để phổ biến, trao đổi về các công văn, chế độ mới trong và ngoài ngành để mỗi CBTD có thể nắm bắt và trao đổi lẫn nhau để hiểu sâu hơn.

+ Trong quá trình tác nghiệp, nếu có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời gửi văn bản hỏi Hội sở. Cần lưu lại văn bản hướng dẫn phản hồi từ Hội sở.

+ Tổ chức nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức của nhân viên

+ Cung cấp các báo cáo kịp thời và chính xác khi có yêu cầu từ Hội sở, phục vụ cho công tác nghiên cứu, theo dõi và đưa ra các biện pháp giảm RRTD cho NH.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)