- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả
3.3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
phòng rủi ro tín dụng
+ Quy định về TSBĐ tính dự phòng:
Theo Quyết định số 18 sửa đổi bổ sung quyết định 493 thì TSBĐ đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đáp ứng đầy đủ điều kiện: Tài sản phải phát mãi được và thời gian tiến hành phát mại tài sản theo dự kiến là không quá một (01) năm đối với TSBĐ không phải là BĐS và không quá hai (02) năm đối với TSBĐ là BĐS.
Như vậy, TSBĐ là thư bảo lãnh các loại sẽ không được đưa vào khấu trừ để tính dự phòng vì những tài sản này không phát mại được sẽ “thiệt thòi” cho các NHTM khi nhận bảo đảm bằng các tài sản này. Trên thực tế thì thư bảo lãnh của chính phủ, của các TCTD có giá trị bảo đảm cao hơn các loại tài sản khác. Như vậy, NHNN nên xem xét chấp nhận các loại bảo lãnh thanh toán của bên bảo lãnh có uy tín là một loại tài sản được đưa vào khấu trừ để tính trích lập DPRR.
+ Quy định về thời gian thử thách:
Theo điều 6 Quyết định 493 thì một khoản vay bị xuống hạng phải chịu thời gian thử thách là 03 tháng đối với khoản vay ngắn hạn và 06 tháng đối với khoản vay trung dài hạn là tương đối dài. Vì các khoản vay ngắn hạn có tính chất luân chuyển thường xuyên và đến hạn liên tục. Đôi khi vì lý do khách quan mà KH chậm trả nợ hoặc được gia hạn nợ một thời gian ngắn nên toàn bộ nợ vay bị xuống hạng và phải tối thiểu 3 tháng sau mới được lên hạng trở lại trong khi tình hình kinh doanh chung của công ty là rất tốt. Như vậy, đối với các khoản vay ngắn hạn, NHNN nên quy định chỉ cần KH tất toán được khoản nợ là có thể chuyển về nhóm nợ tốt hơn. + Phân loại nợ theo điều 6 và điều 7 đem lại kết quả rất khác nhau. tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao khi phân loại nợ theo phương pháp định tính. Do vậy, cần có quy định cụ
thể về thời gian áp dụng điều 7 và chế tài thích hợp để đảm bảo việc phân loại nợ được công bằng giữa các TCTD trên một mặt bằng đánh giá chung.