Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 126)

- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả

3.3.2.2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát

- Cần đổi mới, nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ để áp dụng các chế tài cụ thể, xử lý kiên quyết, kịp thời đối với các vi phạm do không tuân thủ các quy định pháp luật và giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NH có biện pháp ngăn ngừa RRTD. - Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát NH. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát được NHTM, nhằm cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

- Cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng - Cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có phẩm chất đạo đức, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường, để có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

- NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 126)