Phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 116)

- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả

3.2.5. Phân tán rủi ro

3.2.5.1. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng

Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của NH, vừa mở rộng quy mô tín dụng, vừa góp phần phân tán và hạn chế rủi ro tín dụng nếu hệ thống sản phẩm được thiết kế chặt chẽ.

3.2.5.2. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

Hoạt động của Chi nhánh chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. Mà tín dụng gặp rất nhiều rủi ro. Vì vậy, Chi nhánh nên đa dạng các loại hình và sản phẩm dịch vụ.. 3.2.5.3. Cho vay đồng tài trợ

Đây là hình thức cho vay trong trường hợp nhu cầu về vốn của KH quá lớn mà một Chi nhánh không thể đảm đương được hoặc do Chi nhánh chủ động phân tán RRTD. Theo đó, mọi vấn đề mức góp vốn, quyền hạn, trách nhiệm, lợi nhuận, tổn thất đều được chia sẽ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ, do việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của KH sẽ được các bên đồng tài trợ chịu trách nhiệm. 3.2.5.4. Đa dạng hóa đối tượng đầu tư

Ngân hàng nên chia nguồn tiền của NH vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều KH ở những địa bàn khác nhau. Vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của NH, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. - Đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các TCTD khác trong việc dành giật thị phần của một số ngành đang phát triển, cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước như hạn chế hoạt động của một số ngành nghề trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành kinh tế. - Đầu tư vào nhiều đối tượng SXKD, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay SXKD một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không

thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

- Tránh cho vay quá nhiều đối với một KH, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong số vốn hoạt động của KH để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của KH đó. - Cho vay nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tránh RRTD do sự thay đổi lãi suất thị trường.

- Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay VND và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH tránh được RRTD do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)