Chú trọng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 114)

- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả

3.2.3. Chú trọng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng

Việc nhận diện và hạn chế cho vay ngay từ đầu đối với các KH kém năng lực vẫn tốt hơn là phát hiện KH kém năng lực sau khi đã giải ngân cho vay. Vì vậy, NH cần xem trọng công tác chấm điểm, XHTD khách hàng trước khi quyết định cho

vay đối với KH. Để công tác chấm điểm, XHTD khách hàng đạt hiệu quả, Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm, XHTD KH theo hướng bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu tài chính đối với các thang điểm có khoảng cách ngắn nhằm chấm điểm, XHTD khách hàng đúng thực trạng, tránh cho ra kết quả xếp hạng trùng khớp giữa các KH có tình hình tài chính khác nhau. Về phương diện đánh giá phi tài chính, cần đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, dễ hiểu, dễ đo lường và đánh giá, để công tác chấm điểm được chính xác, tránh tình trạng sơ sài, qua loa, ước lượng khi thực hiện. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ khi thực hiện công tác chấm điểm, XHTD khách hàng. Muốn vậy, cần có các quy định, chế tài nghiêm để buộc các cá nhân có trách nhiệm thực hiện. Công tác chấm điểm, XHTD khách hàng phải tuân thủ đúng quy trình chấm điểm, đảm bảo tính khách quan, trung thực của kết quả chấm điểm. Ngoài ra, cần xây dựng chương trình chấm điểm, XHTD khách hàng mang tính chuyên nghiệp cao theo hướng tự động hóa, liên kết với hệ thống quản lý mạng của NH, tránh tình trạng thực hiện và lưu trữ thủ công như hiện nay, để công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chấm điểm, XHTD phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)